Câu chuyện về “nick ảo” (Kỳ 2): Định vị danh tính trên mạng xã hội

(Sóng trẻ) - Những vấn đề xoay quanh các tài khoản phụ không chỉ dừng lại ở câu chuyện về sự riêng tư và sống thật mà còn để lại nhiều suy ngẫm về việc làm sao để trải nghiệm mạng xã hội được lành mạnh và hiệu quả.

Liệu có sự riêng tư trên không gian mạng?

Trên thực tế, bên cạnh tài khoản phụ, người dùng còn có thể sử dụng một số tính năng của mạng xã hội để bảo vệ sự riêng tư. Tính năng Close Friends (cho phép người dùng giới hạn đối tượng được xem Story) của Instagram, tính năng khóa trang cá nhân hay chế độ đăng bài ẩn danh trong các hội nhóm trên Facebook… cho phép người dùng tận hưởng những không gian riêng tư trên nền tảng số.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, chính việc thiết lập sự riêng tư trên mạng xã hội cũng không tránh khỏi những lỗ hổng. Có thể đề cập đến vụ việc của Chu Ngọc Quang Vinh - nam sinh vô địch cuộc thi tháng 1, quý I, năm thứ 24 Đường lên đỉnh Olympia cùng Story thể hiện sự vô ơn với đất nước và với chính quê hương nơi mình sinh ra, khiến người đọc bức xúc trên khắp các diễn đàn vào đầu tháng 9 vừa qua.

Chu Ngọc Quang Vinh chỉ giới hạn 16 người xem Story nhưng thông tin vẫn lan rộng khắp cộng đồng mạng. (Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam)
Chu Ngọc Quang Vinh chỉ giới hạn 16 người xem Story nhưng thông tin vẫn lan rộng khắp cộng đồng mạng. (Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam)

Nhìn lại câu chuyện này, bên cạnh phát ngôn của Quang Vinh, một chi tiết đáng chú ý khác là bài viết của nam sinh này ban đầu chỉ được giới hạn cho 16 người xem, tuy nhiên không rõ ai là người đã chụp lại và lan truyền bài đăng này trên các nền tảng mạng xã hội. Hành động này đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì dám vạch trần những sai phạm, tiêu cực của một cá nhân, bất chấp mối quan hệ thân thiết. 

Sự việc này cho thấy, chế độ riêng tư chỉ tồn tại trên mạng xã hội như một tính năng, không gì có thể đảm bảo nội dung người dùng chỉ được tiếp nhận bởi những người họ “trao quyền” trở thành “bạn bè”. 

Trong một video đăng tải trên Youtube, nhà sáng tạo nội dung Trần Lê Thu Giang (sở hữu kênh Youtube Giang Ơi với 1,67 triệu người đăng ký và hơn 222 triệu lượt xem) từng bày tỏ quan điểm: “Hãy luôn luôn nhớ là trên mạng xã hội thực ra không tồn tại khái niệm ‘chế độ bạn bè’. Chỉ cần ai đó trong danh sách bạn bè của bạn chụp màn hình lại là bài đăng của bạn có thể được gửi tới bất cứ ai và từ đó nó sẽ tiếp tục được gửi đến những người khác như người quen, bạn bè, đồng nghiệp, sếp… có thể là bất cứ ai ngoài kia. Bởi vậy khi đăng bất cứ cái gì lên mạng xã hội, hãy luôn luôn đăng với tinh thần xác định rằng đây là công khai. Làm như vậy sẽ an toàn hơn cho chính bản thân bạn”. 

Nhà sáng tạo nội dung Giang Ơi (Ảnh: Chụp màn hình)
Nhà sáng tạo nội dung Giang Ơi (Ảnh: Chụp màn hình)

Khi tham gia mạng xã hội, hầu hết mọi người đều mong muốn chia sẻ những khoảnh khắc và quan điểm cá nhân với một nhóm bạn bè thân thiết. Mặt khác, nó cũng đồng nghĩa với việc họ có nguy cơ đối mặt với việc sự riêng tư bị xâm phạm. Câu hỏi đặt ra từ đây là, làm thế nào để người trẻ có thể hoạt động lành mạnh trên mạng xã hội?

Để sử dụng mạng xã hội lành mạnh

Trước thực trạng số lượng tài khoản phụ ngày càng gia tăng trên các nền tảng mạng xã hội và vấn đề về quyền riêng tư trên không gian số được bàn luận rộng rãi, việc tạo dựng và duy trì một môi trường trực tuyến an toàn và lành mạnh đang trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm.

Là CEO của Công Ty TNHH Truyền Thông Vnet Media và từng chia sẻ nhiều nội dung xoay quanh các vấn đề trên mạng xã hội, anh Nguyễn Ngọc Định khẳng định: “Nhiều bạn trẻ hiện nay chưa biết cách tận dụng và sử dụng mạng xã hội đúng cách, trong đó bao gồm cả việc tạo lập tài khoản phụ để sử dụng và tương tác. Việc dùng tài khoản phụ ẩn chứa nhiều rủi ro, vì vậy người trẻ cần nhận thức đúng về nó và cân nhắc trước khi sử dụng”. 

Anh Nguyễn Ngọc Định nhấn mạnh mỗi người trẻ cần biết cách sử dụng mạng xã hội đúng đắn và lành mạnh. (Ảnh: NVCC)
Anh Nguyễn Ngọc Định nhấn mạnh mỗi người trẻ cần biết cách sử dụng mạng xã hội đúng đắn và lành mạnh. (Ảnh: NVCC)

 

Anh Định cho rằng, thứ nhất, việc duy trì các tài khoản phụ tiêu tốn nhiều thời gian mà không mang lại lợi ích cho công việc hay các mối quan hệ trong tương lai do người dùng buộc phải sống và tương tác không chân thực. Khi sử dụng tài khoản phụ để hoạt động, sẽ rất khó để xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân để phát triển công việc và sự nghiệp.

Thứ hai, môi trường Internet tiềm ẩn nhiều rủi ro; việc tạo lập và sử dụng các tài khoản phụ có thể khiến người dùng dễ dàng trở thành mục tiêu của kẻ xấu. Thứ ba, mạng xã hội tuy là nơi dễ dàng để tương tác và kết nối, nhưng việc sử dụng tài khoản phụ có thể làm suy giảm độ tin cậy và uy tín của người dùng. 

Một trong những lý do khiến nhiều người trẻ không dám thể hiện bản thân quá nhiều trên không gian mạng là do cảm giác áp lực và nỗi sợ bị đánh giá, so sánh với hình ảnh, thành tựu của người khác. 

Anh Định bày tỏ: “Việc bị so sánh và chịu áp lực từ công việc cũng như cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Thay vì né tránh và sử dụng tài khoản phụ trên mạng xã hội, người trẻ nên tự xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân tích cực hơn. Cụ thể, họ có thể tạo ra những nội dung giá trị về công việc và cuộc sống của bản thân. Nhờ đó, nhiều bạn bè và người thân có cơ hội theo dõi, ủng hộ và động viên. Điều này không chỉ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân mà còn thu hút những người có chung mối quan tâm, từ đó tạo ra nhiều mối quan hệ chất lượng”.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khai mạc thành công Lễ hội Kanagawa 2024 tại Hà Nội

Khai mạc thành công Lễ hội Kanagawa 2024 tại Hà Nội

Tin nổi bật19 phút trước

(Sóng trẻ) - Trưa 16/11, Lễ hội Kanagawa 2024 đã khai mạc tại Công viên Tượng đài Quyết Tử (Hà Nội), mở đầu cho chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh Kanagawa (Nhật Bản).

Tọa đàm "Sáng tạo hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh": Hành trình ký ức đô thị qua màn ảnh

Tọa đàm "Sáng tạo hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh": Hành trình ký ức đô thị qua màn ảnh

Tin nổi bật40 phút trước

(Sóng trẻ) - Sáng ngày 16/11, toạ đàm "Sáng tạo hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh" được tổ chức tại Cung Thiếu nhi Hà Nội nhằm gặp gỡ những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong việc định hình hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh, đồng thời khám phá hình ảnh Hà Nội

Xử phạt đối với xe ôtô chở trẻ em không có thiết bị an toàn

Xử phạt đối với xe ôtô chở trẻ em không có thiết bị an toàn

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Theo dự thảo nghị định của Bộ Công an, chở trẻ em trên ôtô không có thiết bị an toàn bị phạt 800.000 - 1 triệu đồng, áp dụng từ 1/1/2026.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN