Câu chuyện về nạn nhân nhỏ tuổi nhất tử vong trong ngày sinh nhật tuổi 15 trong vụ cháy ở Hoài Đức

(Sóng Trẻ)- Trong căn nhà tuyềnh toàng của em Kiều Văn Chúc ( 15 tuổi), nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong vụ cháy xưởng bánh kẹo ở Hòai Đức ( Hà Nội), mẹ em Chúc, chị Nguyễn Thị Lan nức nở bên tấm ảnh 3 x 4 của em. Chỉ ít ngày nữa Chúc sẽ bước vào cổng trường cấp 3 với bao hoài bão và hi vọng của gia đình. Vậy mà em chưa được hưởng niềm vui trong ngày sinh nhật (29/07) thì tai họa đã ập xuống.

Căn nhà trống trải với hai chiếc ban thờ lớn nhỏ xếp thẳng hàng

Sau nhiều lần hỏi thăm với sự dè chừng của người dân, chúng tôi cũng tìm được địa chỉ gia đình của em Kiều Văn Chúc, nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong vụ cháy ở Hoài Đức. Từ hôm em mất đến nay, những người dân thôn Phù Long ( xã Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội) trải qua một tâm trạng nặng nề khi ba đứa trẻ nan nơi đây trong cùng một ngày bị tử vong. Những ánh mắt nặng trĩu và thăm thẳm buồn như muốn nói với chúng tôi rằng : “ Các em chết oan quá, chết thảm quá”.

Căn nhà em Chúc lọt thỏm giữa những căn nhà khang trang, hiện đại vì diện tích khiêm tốn của mình. Khi PV đến, người thân và người dân đang thu dọn lều bạt. Đám tang của em được tổ chức “vội” vì theo phong tục những người chết trẻ không được mang về nhà mà phải làm ma chay tại nghĩa trang. Chính vì thế ngay cả mẹ Chúc cũng không được nhìn thấy mặt em lần cuối. Điều đó thật quá sức chịu đựng !

b5d59f928_anh1_4.jpg
Căn nhà tuyềnh toàng của gia đình em Chúc thêm phần lạnh lẽo bởi chiếc ban thờ của em

 Nhà Chúc tuyềnh toàng độc chỉ có hai chiếc giường hai bên đối xứng và rách nát như “tố cáo” cái sự “nghèo đói không thể che dấu của gia đỉnh em”. Ở chính giữa căn nhà vốn đã trống trải nay thêm phần lạnh lẽo là hai ban thờ. Một to, một nhỏ, một trên, một dưới xếp theo thứ tự và cân đối. Ban thờ của những người lớn ( gia tiên, ông bà) và ban thờ của đứa trẻ đang là niềm hi vọng lớn nhất của gia đình, em Chúc.

Tiếng niệm phật A di đà Phật đều đều như cứa thêm vào nỗi đau của người mẹ đang nằm liệt giường đau đớn vì mất con. Trong căn nhà khi mà người chồng, anh Kiều Văn Huân, bị di chứng chất độc da cam ( không thể nói lên lời và mất sức lao động)  tài sản không có gì nài hai sào ruộng một tay chị Lan vun vén thì nay đứa con tinh thần và chị yêu mến nhất đã vĩnh viễn bỏ lại chị mà đi. Đi một cách bất ngờ và không gì đau đớn bằng.

702c83ff5_anh2_1_1.jpg
Chị Nguyễn Thị Na, mẹ em Chúc nằm liệt giường khi biết tin em bị tử vong từ hôm qua

Đôi bàn tay của người phụ nữ đã chịu nhiều bất hạnh vân vê tấm ảnh 3 x 4 của cậu con trai. Đối với chị đây là niềm an ủi cũng như tài sản vô giá của chị. Đáng lẽ ra những bức ảnh này sẽ được chị trân trọng và hân hoan dán vào học bạ của con trong ngày lễ tự trường THPT tháng 9 tới đây. Khuôn mặt khôi ngô tuấn tú của Chúc chính là niềm vui và hi vọng lớn nhất của gia đình.

Nói qua về gia cảnh của em Kiều Văn Chúc. Chúc là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh em trai. Chúc sinh năm 2002 và năm nay em mới có 15 tuổi. Kinh tế gia đình eo hẹp, tài sản cũng chẳng có gì nài một căn nhà dột nát với hai chiếc giường và hai chiếc…ban thờ. Mọi thu nhập đều trông cậy vào hai sào ruộng mà chị Na một tay vun vén. Bố Chúc bị di chứng của chất độc màu da cam trở nên lẩn thẩn, không nói được câu gì mặc dù trong lòng rất đau và thương con. Theo lời anh em họ hàng, Chúc là một người con hiếu thảo và rất thương mẹ. Hè này tranh thủ thời gian nghỉ sau kỳ thi cấp 3, Chúc đi làm cho công ty bánh kẹo để có thêm thu nhập và phụ giúp cho gia đình. Do yêu cầu của công việc nên em phải ăn , ngủ tại xưởng chính vì thế đến ngày trước khi Chúc mất, gia đình vẫn chưa gặp em một lần nào. Sự ra đi của em qua đỗi đột ngột và đau đớn khiến cho nhiều người vẫn chưa tin đó là sự thật.

b5d59f928_anh3_5.jpg
Người thân, họ hàng dỡ lều bạt cho lễ tang của em. Vì chết trẻ nên Chúc không được đưa về nhà mà làm ma tại nghĩa trang của thôn

Sinh nhật cũng chính là ngày mất

“Tối hôm trước cháu nó gọi điện về khoe. Mẹ ơi mai các anh chị ở xưởng bảo là tổ chức sinh nhật cho con. Cháu nó gọi điện để nhắc mẹ nhớ sinh nhật của mình thôi chứ cháu nó cũng không có ý định vòi vĩnh gì bố mẹ đâu. Nó biết bố mẹ khổ quá nên từ xưa đến nay nó rất nan, không đua đòi chúng bạn. Hè này cháu mới bảo là cho con đi làm thêm để kiếm tiền phụ mẹ. Bố mẹ cháu cũng nghĩ gửi cháu vào đấy chỗ anh em trong họ. Ai ngờ con cô lại mất vào đúng ngày sinh nhật. Còn gì đau đớn bằng”.

b5d59f928_anh4_5.jpg
 Gia tài của gia đình em chẳng có gì nài 2 chiếc giường rách nát

Người phụ nữ như không thể chịu đựng tiếp sự đau đớn ngất lên ngất xuống. Lúc tỉnh lúc mê, những lúc tỉnh chỉ biết vuốt ve khuôn mặt của con qua ảnh. “ Em nó đây, anh xem . Tháng 9 này em nó vào cấp 3. Nó nan lắm. Nó bảo với cô, mẹ không có con gái thì con làm con gái vậy. Nó là đứa sống tình cảm và luôn nghĩ cho bố mẹ. Lớn như thế nhưng lúc nào cũng muốn ngủ cùng bố mẹ. Nó là đứa sống luôn tình cảm như thế. Cả gia đình ai cũng hi vọng em học hành thành tài vậy mà nó ra đi sớm quá.”

b5d59f928_anh5_2_2.jpg
Ngôi nhà xuống cấp trầm trọng. Kinh tế éo hẹp do bố bị mất sức lao động nên Chúc tranh thủ nghỉ hè đi làm phụ giúp gia đình

Nỗi đau như nhân đôi, nhân ba khi Chúc mất đúng vào ngày sinh nhật của em. Thậm chí các anh chị ở xưởng đã công phu tổ chức sinh nhật cho em. Sinh nhật có lẽ là đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời. Chúc hân hoan gọi điện về cho mẹ “khoe để cho mẹ nhớ”. Niềm vui giản dị của một cậu bé mang đầy hoài bão, tình yêu thương gia đình và sự hiếu thảo có lẽ đã trọn vẹn trong ngày sinh nhật nếu như không có tai nạn đáng tiếc kia xảy ra.

fd31584c5_anh6_2.jpg
 Chúc mất đúng trong ngày sinh nhật và chỉ còn vài ngày nữa là nhập học cấp 3

Sự ra đi đột ngột và đau đớn của Chúc là nỗi đau khôn nguôi đối với những người còn sống. Bố em tuy mất khả năng giao tiếp nhưng trong tận sâu đôi mắt thăm thẳm là nỗi buồn chất chứa vì “ một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Còn mẹ em người tỉnh táo nhất trong gia đình cũng bị đánh gục. Sau tất cả những bi kịch, tổn thương mà một người phụ nữ có thể chịu đựng được thì đối với cô Na không nỗi đau nào lớn bằng việc mất đi đứa con mà cô yêu quý nhất.

Bà Đỗ Thị Lan gạt vội nước mắt chia sẻ Chúc và Trọng là anh em họ. Gia đình cả hai đều khó khăn nên các em phải đi làm từ sớm phụ giúp bố mẹ. Người phụ nữ chia sẻ nhận được hung tin, gia đình bà rất đau lòng. Hai đứa còn trẻ quá, đi làm thuê được vài đồng bạc thì phải bỏ mạng. "Cháu Trọng chỉ học hết lớp 9 rồi đi làm thuê, vào làm ở xưởng bánh kẹo được khoảng 1 năm. Còn cháu Chúc vừa thi vào lớp 10, nhân dịp nghỉ hè, cháu vào làm được hơn 3 tháng", bà gạt nước mắt.

Ninh Vũ
ĐPT K34 A2





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN