Câu chuyện vòi nước: Từ xóm trọ sinh viên đến công viên thành phố

(Sóng trẻ) - Bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý tài nguyên nước không còn xa lạ gì trong đời sống xã hội. Nhưng điều đáng nói ở đây là chúng ta đã thực sự biết cách “sử dụng hợp lý”, hay đơn giản là tiết kiệm nước như một dạng đại diện cho tiết kiệm tiền?

"Một lần chả đáng bao nhiêu"...

Dạo quanh nhiều xóm trọ sinh viên ở Hà Nội, một thực trạng nhức nhối là nước đang bị lãng phí một cách vô tội vạ. Tuy không muốn quy chụp cho tất cả các bạn sinh viên, nhưng số lượng chắc chắn nhiều hơn hai chữ “phần lớn” cư dân xóm trọ. Điều này đáng để suy ngẫm, bởi sinh viên được coi là thành phần tri thức cao của xã hội.

Hàng tháng, trừ tiền nhà cố định ra thì hầu hết các chủ trọ vẫn tính tiền nước chung một mức giá. Việc này giống như đi ăn buffet vậy, đằng nào cũng phải trả bằng ấy tiền thì cứ dùng thoải mái cho đỡ phí tiền; từ suy nghĩ này dẫn đến hành động lấy đồ ăn hết sức có thể mặc dù biết sẽ không ăn hết. Trong trường hợp cái vòi nước ở xóm trọ thì một số bạn có suy nghĩ: rửa rau hay rửa bát thì cứ phải xả cho đầy tràn cả ra nài.

69e8c08ad_anh1_1.jpg

Một lần chả đáng bao nhiêu, nhưng nhiều lần, nhiều người và cứ thế nhân lên thì lượng nước bị phung phí là khổng lồ. Nhưng biết làm sao được, cái vòi ấy có bị tính tiền từng số nước như ở nhà các bạn đâu. Minh Phương (THPT Nguyễn Tất Thành) chia sẻ: “Xóm trọ của mình chỉ có hai vòi nước máy còn lại là nước giếng, mà hai vòi này không phải lúc nào cũng có nước. Nhiều lần mình thấy các anh, chị trong xóm ra mở không thấy nước nhưng không vặn lại, cho nên đến lúc có nước chảy rất lãng phí”.

Vấn đề tiết kiệm nước ở xóm trọ cũng cho thấy rằng, ý thức sống chung của nhiều bạn còn rất kém. Về vấn đề này, Tâm Loan (ĐH Sư Phạm) bức xúc nói: “Phòng mình ở trên tầng 5, nếu các tầng dưới mở vòi nước hết cỡ thì từ tầng 3 trở lên sẽ không có nước dùng. Bác chủ nhà có dán thông báo, mình cũng chủ động nhắc khéo mấy phòng tầng 1, 2 nhưng chẳng được mấy hôm”.

Từ xóm trọ, nhìn ra phố lớn

69e8c08ad_anh2.jpg

Những bất cập ở cộng đồng nhỏ nếu không giải quyết thì khi đến cộng đồng lớn hơn, vấn đề đó sẽ bị bình thường hóa. Giống như câu chuyện của cái vòi nước “chung” - trụ nước uống được lắp đặt tại nhiều điểm công cộng, tuy mục đích của nó là cung cấp nước uống, nhưng lại nhiều người coi như chỗ làm vệ sinh cá nhân. 

Không thiếu gì những hình ảnh người ta dùng vòi nước uống để rửa tay, thậm chí có phụ huynh vô tư cho con đứng cả lên bệ để rửa chân. Cũng có người dùng “đúng” mục đích hơn, đem cả cái bình 20 lít ra đổ đầy nước rồi mang về nhà. Thê thảm hơn cả là việc cái vòi nước uống công cộng đôi lúc chính là vòi nước dùng khi cứu hỏa, nhiều người thản nhiên sử dụng cái vòi “chỉ dùng lúc khẩn cấp” đó để rửa xe hay xả nước cho đường đỡ bụi. Nói về điều này, vẫn chỉ có một câu “cha chung không ai khóc”.

Chúng ta sẽ không thể làm gì để thay đổi tình trạng lãng phí nước nếu không thay đổi ý thức từ những hành động nhỏ nhoi trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt là trong việc sử dụng của chung. Trước khi nói đến vấn đề toàn cầu như tiết kiệm nước để bảo vệ an ninh lương thực, hay cho đất nước Ethiopia, nơi người dân phải đi bộ hàng chục cây số để lấy nước, từng người trong chúng ta hãy “tôn trọng” cái vòi nước chung ở nơi mình sống. Hoặc nói một cách thực dụng hơn, để khắc phục những hậu quả về suy thoái tự nhiên nói chung và cạn kiệt nguồn nước nói riêng, Nhà nước cần một nguồn ngân sách khổng lồ, mà ngân sách đó chính từ tiền thuế của nhân dân.

Mỹ Huyền
Báo Mạng điện tử K34

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN