Chàng sinh viên quân y và câu chuyện đi vào tâm dịch

(Sóng Trẻ) – “... Không thể vì một chút suy nghĩ ích kỉ cho bản thân mà lờ đi lời kêu gọi khi tổ quốc cần” – Đó là những lời chia sẻ đầy cảm xúc của Nông Lý Đức Thanh, một sinh viên của Học viện Quân y vừa tham gia chống dịch tại TP.HCM.

Xung phong đi vào tâm dịch

Đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát, TP.HCM trở thành điểm nóng trong cả nước khi liên tiếp xuất hiện ca bệnh tăng cao từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 9/2021. Trước tình hình quá tải và thiếu đội ngũ phòng, chống dịch, Học viện Quân y đã tổ chức đoàn chi viện hỗ trợ công tác dập dịch cho TP.HCM. Với trách nhiệm và sức trẻ cùng cái tâm của nghề, Nông Lý Đức Thanh – sinh viên năm 3 của Học viện đã xung phong ghi tên vào danh sách lên đường vì miền Nam thân yêu.

img_20211213_213805.jpg

Đức Thanh (thứ ba hàng trên từ trái qua) cùng nhóm bạn chụp hình trước giờ lên đường (Ảnh : Nhân vật cung cấp)

Thanh kể : “Mình biết một khi đã đi chống dịch sẽ phải tạm gác lại công việc riêng tư, gia đình, người thân và cả học tập. Thế nhưng làm sao mà yên lòng được khi hàng ngày nghe những thông tin khủng khiếp về Covid trong TP.HCM. Ngay khi biết trường cử đoàn chi viện vào trong Nam phục vụ công tác chống dịch, mình lập tức đăng kí”.

Không như nhiều bạn khác, Đức Thanh còn phải thuyết phục bố mẹ trước sự e ngại và không đồng ý để bạn đi. Ở cương vị làm cha mẹ, làm sao mà không thể lo lắng được khi con cái xông pha vào nơi nguy hiểm. “Mẹ có gọi điện và khuyên mình nên suy nghĩ lại. Nhưng mình quyết định rồi. Không thể vì một chút suy nghĩ ích kỉ cho bản thân mà lờ đi lời kêu gọi khi tổ quốc cần. Sau đấy, nghe mình thuyết phục và thấy ý chí quyết tâm của mình nên mẹ và cả nhà cũng hiểu và động viên mình” – Thanh cười.

Nỗ lực không ngừng

Ngày 22/10, Đức Thanh cùng đoàn đã đặt chân tại thành phố mang tên Bác. Chia sẻ về lần đi chống dịch đầu tiên này, Thanh kể rằng mới đầu lên máy bay hồi hộp lắm, bao nhiêu cảm xúc âu lo. Nhưng khi tới tận nơi, tận mắt nhìn những người bệnh nằm đó, Thanh lại càng quyết tâm và tự nhủ phải cố gắng hết mình. Với tinh thần của người lính quân y, Thanh nhanh chóng bắt nhịp và cùng mọi người tới những điểm nóng của thành phố, xét nghiệm truy vết tìm nguồn lây và bóc tách các F0 ra khỏi cộng đồng.

img_20211213_213732.jpg

Công việc có căng thẳng nhưng tinh thần vẫn lạc quan (Ảnh : Nhân vật cung cấp)

Mỗi ngày, Thanh bắt đầu công việc từ lúc 5h sáng tới tận nửa đêm. Những hôm đông người hoặc phải xét nghiệm khẩn, thời gian làm việc kéo dài tới 2, 3 giờ sáng hôm sau. Là tuyến đầu, môi trường làm việc nguy hiểm, căng thẳng cộng với thời tiết nóng bức phải mặc bộ đồ bảo hộ kín mít, mồ hôi ướt đầm, tay chân nhăn nheo, nhiều lúc Thanh tưởng chừng bỏ cuộc. “Nhóm chúng mình những lúc như vậy lại động viên nhau, lấy gia đình làm hậu phương tinh thần vững chắc và sự an toàn, tính mạng của người dân làm ý chí đẩy lùi đại dịch”.

img_20211213_213746.jpg

Kết thúc một ngày làm việc tới khuya (Ảnh : Nhân vật cung cấp)

Có những ngày, sau khi hoàn thành công việc, ngồi nghĩ lại chính tay bản thân mình trực tiếp phát hiện, điều trị các ca bệnh ; những gương mặt người bệnh vui tươi, dần dần bình phục khiến Thanh càng có thêm động lực hoàn thành nhiệm vụ. Thanh luôn mong muốn dịch được kiểm soát, cuộc sống trở lại bình thường, không phải chứng kiến những cảnh sinh li tử biệt đau thương.

Còn sức trẻ là còn cống hiến hết mình

Đối với Thanh, đi vào tâm dịch không chỉ là hỗ trợ, giúp đỡ mà chính là chuyến hành trình “thực tập tay nghề” có một không hai. Thanh nói : “Sau chuyến đi này, mình học được thêm nhiều kĩ năng thực hành nghề nghiệp, an toàn nghề nghiệp để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Những mối quan hệ mới, tình cảm mới giữa những người xa lạ dù chỉ là phút chốc. Còn cả đồ ăn miền Nam cũng rất tuyệt vời. Sau này khi hết dịch, có cơ hội mình nhất định vào chơi”.

Khi được hỏi về kỉ niệm nào nhớ nhất, Thanh hào hứng : “Ngoài công việc chính là lấy mẫu xét nghiệm và hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân, mình cùng mọi người còn tham gia vận chuyển thực phẩm tới từng nhà dân. Nhìn những ánh mắt vui mừng của họ, mình cảm thấy mệt nhọc vơi hết. Nhưng có lẽ nhớ nhất vẫn là lúc mình chăm một em bé tầm 4 tuổi bị lây từ chính người thân. Một mình bé đi cách li, mình làm hết mọi công việc thay bố mẹ của bé, dỗ dành bé mỗi lúc khóc nhè vì uống thuốc, nhớ nhà, nhớ mẹ. Trông cũng thương lắm, mình chỉ hi vọng bé mau khoẻ để được đoàn tụ cùng gia đình”.

img_20211213_213739.jpg

Chuẩn bị đi cấp phát thuốc và thực phẩm cho người dân (Ảnh : Nhân vật cung cấp)

Sau hơn một tháng làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu, trải qua 14 ngày cách li an toàn, Thanh trở về với cuộc sống học tập, làm việc thường nhật. “Dịch bệnh không chừa một ai. Có đi mới biết lằn ranh sống chết nó mong manh và đau thương tới cỡ nào. Chứng kiến những khoảnh khắc sống chết của bệnh nhân, mới biết được cuộc sống này rất đáng quý. Mình muốn rằng tất cả mọi người hãy ý thức hơn nữa, để áp lực không còn đè nặng lên lực lượng tuyến đầu”.

Giờ đây, sau nhiều ngày căng thẳng, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đã lắng dịu. Cuộc sống quay về trạng thái bình thường mới tấp nập, vội vã hơn. Những sinh viên tình nguyện như Thanh, cho dù thế nào vẫn bừng sức trẻ, sẵn sàng quay trở lại chống dịch khi cần. Chúng ta hoàn toàn có thể vững tin dịch bệnh sớm kết thúc với tinh thần, sự quyết tâm từ những bạn trẻ như Thanh.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật12 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật16 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN