Chàng sinh viên trường Báo với 14 lần hiến máu tình nguyệ

(Sóng trẻ) - Đó là Nguyễn Xuân Trường – chàng trai không chỉ được biết đến với danh hiệu sinh viên ưu tú của Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà còn gây ấn tượng với 14 lần tình nguyện hiến máu cứu người.
Chàng trai “nghiện” hiến máu

Nguyễn Xuân Trường (22 tuổi, sinh viên lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh K34, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền) hay bị các bạn trêu là “nghiện” hiến máu. 

bef9257c3_anh1.jpg

Nguyễn Xuân Trường - Sinh viên lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh K34, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Với Xuân Trường, vào đại học không chỉ để tiếp thu những kiến thức chuyên ngành mà còn phải hiểu biết từ xã hội. Ngay từ năm đầu đại học, Trường đã tham gia CLB Thanh niên vận động hiến máu của trường, tham gia một số câu lạc bộ khác trên địa bàn Hà Nội. 

Trường chia sẻ: “Từ những ngày học phổ thông, khi mình được xem những phóng sự, những chương trình người trẻ lên vùng cao hoạt động tình nguyện, đem sức mình giúp đỡ người nghèo, mình đã mong muốn đi làm thiện nguyện. Đặc biệt điều thôi thúc mình hiến máu tình nguyện có lẽ vào năm lớp 12, sau khi thi đại học mình mắc phải bệnh tim và phải phẫu thuật. May mắn đã mỉm cười với mình khi có người đồng ý hiến tặng máu, cuộc phẫu thuật cũng nhờ đó mà thành công”.

Hiểu rõ hơn ai hết ý nghĩa của việc chờ đợi để được truyền máu, Trường nuôi dưỡng khát khao cháy bỏng, muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho các hoạt động xã hội. Tính đến thời điểm hiện tại, Trường đã hiến máu 14 lần. Trung bình một năm, chàng trai này hiến máu 4 lần, ở đâu có chương trình và đủ điều kiện hiến máu là Trường sẵn sang tham gia.


bef9257c3_anh_2.jpg

Đây là lần thứ 14 Trường tham gia hiến máu tinh nguyện cứu người

Những lần tham gia hiến máu tình nguyện, có nhiều khi gia đình Trường can ngăn vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học. Trường bình tĩnh giải thích cho gia đình hiểu hiến máu không ảnh hưởng đến sức khỏe mà mỗi lần hiến máu còn là một cơ hội để kiểm tra sức khỏe của mình, quan trọng hơn là ý nghĩa thiết thực của hành động này. Qua lời giải thích, kèm theo ý nghĩa nhân văn đó nên gia đình Trường đã ủng hộ và động viên anh rất nhiều.

Chia sẻ về quá trình học tập, Trường cho biết: “Ngày đầu, vì chưa biết bố trí thời gian giữa việc học và tham gia hoạt động tình nguyện nên kết quả chưa được tốt. Về sau, mình biết cách xây dựng thời gian biểu hợp lý, nhờ vậy, kết quả học tập ngày một tốt hơn”.

Lần đầu tiên đi hiến máu, nghĩ lại thấy buồn cười vì khi đó có chút hồi hộp, sợ hãi. Nhưng bây giờ, muốn đi hiến máu mà thành “nghiện”, chỉ chờ đến ngày để được đi. 

“Sống là để cống hiến”

Trong vai trò là nhóm trưởng CLB thanh niên vận động hiến máu của trường, hai năm nay, năm nào Trường cũng tham gia hoạt động tình nguyện, tích cực tuyên truyền hoạt động hiến máu tới các bạn sinh viên qua nhiều chương trình: Người Việt trẻ, Xuân hồng, Chủ nhật đỏ, Trái tim tình nguyện,… 

Nói về những việc mình đã làm, Trường cho biết: “Tham gia các chương trình sinh viên tình nguyện nói chung, hiến máu tình nguyện nói riêng đều là những phong trào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cũng nhờ tham gia hoạt động hiến máu, mình dần trưởng thành hơn, sống có ích hơn. Qua đây, mình còn được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm. Đây đều là những kỹ năng rất cần thiết để lập thân, lập nghiệp”.

bef9257c3_anh_3.jpg

Xuân Trường (ngồi thứ hai, từ trái qua) tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện

Lòng nhiệt huyết tuổi trẻ và trái tim nhân ái đã thôi thúc Trường luôn nỗ lực, cố gắng hết mình trong các hoạt động tình nguyện. Khi được hỏi về việc đã nhiều lần tham gia hiến máu, vậy trong tương lai anh còn tiếp tục đi hiến máu nữa không, Trường mỉm cười trả lời: “Giờ mình còn trẻ, còn khỏe mạnh thì mình vẫn cố gắng tiếp tục duy trì hiến máu. Mình chỉ mong những giọt máu của mình sẽ góp phần cứu giúp những người bệnh cần máu.”

Khi tuyên truyền, Trường thường nhấn mạnh hai vấn đề: Một là Ý nghĩa quan trọng của việc hiến máu hiện nay, đặc biệt là việc thiếu máu tại các bệnh viện. Hai là việc hiến máu đem lại lợi ích gì. 

Quá trình vận động  gặp rất nhiều khó khăn, Trường tâm sự: “Nhiều người không hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu, một phần cũng là do hoạt động chưa được phổ biến. Đôi khi mình cũng thấy chạnh lòng, nhưng nghĩ đến những bệnh nhân đang cần máu để điều trị thì không thể nản trí được”.

Với phương châm “Sống là để cống hiến”, Trường tham gia tuyên truyền, tư vấn cho nhiều đoàn viên, thanh niên hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ giọt máu hồng. Nhờ đó, phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Hàng năm, đơn vị máu thu được luôn vượt chỉ tiêu đặt ra.

                                                                                              Mai Chi
(Ảnh NVCC)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN