Chất độc da cam và nỗi ám ảnh sau chiến tranh

(Sóng trẻ) - Trong chiến tranh, sự tàn phá về vật chất và con người là điều không thể phủ nhận, nhưng hậu quả mà nó để lại còn nặng nề hơn rất nhiều, còn dai dẳng đến tận ngày nay. Chất độc màu da cam là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó. Gia đình bà Đỗ Thị Xúi (Võ Lao, Văn Võ, Chương Mỹ, Hà Nội) đã chịu ảnh hưởng của thứ chất độc dioxin này qua hai thế hệ con và cháu. 

Bà Xúi có 8 người con trong đó có 3 người bị di chứng chất độc màu da cam. Người con trai cả mất cách đây chưa lâu, còn chị Nguyễn Thị Đượm mắc bệnh tâm thần, anh Nguyễn Văn Thêm tâm trí không ổn định vẫn sống với mẹ già.  Đến những đứa cháu nội của bà Xúi (con anh Thêm) cũng bị ảnh hưởng bởi thứ chất độc này .

b4694ab75_a.jpg

 Góc nhà nhỏ không ánh đèn vừa là bếp vừa là phòng ăn cho cả gia đình. 

Đã 70 tuổi, cái tuổi xế chiều, bà Xúi nghẹn ngào: “Từ khi lấy chồng, đời tôi khổ lắm! Ông nhà thì kỹ tính, đẻ được mấy đứa con không bình thường nên ông hắt hủi. Một mình ông sống gian nhà trên, để lại một mình tôi sống với chúng nó”. 

Gian nhà chật hẹp với vỏn vẹn 2 giường lớn là nơi mà gia đình gồm 3 thế hệ này sinh sống. Còn phần người mẹ già ở cái tuổi xưa nay hiếm, ngày ngày bà vẫn ra ruộng làm việc, thỉnh thoảng ngồi nhà lại đan vài lạt nón lá mang ra chợ bán cũng được hơn chục mỗi ngày. Tiền này chả đủ nuôi cả gia đình nhưng dù khó khăn khổ sở ra sao, bà có gì ăn cũng cố cho con cho cháu được miếng đó. "Thôi bây giờ khổ biết làm thế nào, cũng chẳng thể than thở gì với ai. Bố mẹ đâu sống mãi được để nhờ, gần trăm tuổi già rồi. Nhưng để con và cháu được an yên, tôi vẫn sẽ cố", bà Xúi rơm rớm nước mắt.

Chị Nguyễn Thị Đượm (31 tuổi) vừa có đứa con 1 tuổi thì đột nhiên mắc bệnh tâm thần. Kể từ đó chị lại sống chung với mẹ, thi thoảng chỉ nhận được những lời hỏi thăm của chồng con qua vài cuộc điện thoại. Mọi hoạt động từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân đều gói gọn trên chiếc giường một ở góc nhà. Đôi khi chị còn có những hành động kì quặc như cười khanh khách, khạc nhổ, nói một mình, … 

Người con trai thứ ba là anh Nguyễn Văn Thêm năm nay đã 42 tuổi, bố của 5 đứa con nhưng trí tuệ không như người thường. Lúc vui thì cười nói cả ngày, lúc buồn thì chửi bới vô cớ rồi tự nhốt mình trong phòng không ăn không uống, không nói chuyện với ai kể cả vợ con. Ngay cả đến người bố của mình anh cũng chửi vì không hài lòng với ông. Thêm vốn là người con có tình cảm, sống rất nặng tình nên với anh sự căm thù lớn nhất của đời mình chính là sự lạnh nhạt của chính người bố của mình. 

Từ khi phát hiện những đứa con của mình không được lành lặn, khỏe mạnh như người bình thường, ông đã đẩy mẹ con anh xuống gian nhà dưới mép đường để nương tựa vào nhau mà sống. Bà Xúi nhớ lại lần xung đột đỉnh điểm nhất giữa  bố con là  khi chồng mình vì nghi ngờ con chó anh nuôi từ bé ăn vụng nên đã giết chết nó. Anh gạt hết đồ đạc trong nhà vứt ra nài đường chửi bới dọa sẽ ra đường ở nhưng sau mấy ngày bình tĩnh nghĩ lại mẹ già và đàn con anh lại quay về nhưng thề sẽ không bao giờ nhịn mặt người bố của mình. 

Dù tâm trạng nhiều lúc không bình thường nhưng anh vẫn có sự tôn trọng rất lớn với người mẹ đã một mình dòng dã suốt hơn bốn chục năm nuôi anh trưởng thành. Thời gian trước, vì thấy bệnh tình của Thêm ngày càng nặng, đã có lúc bà Xúi đã phải nhờ người trên xã đưa anh đi trại tâm thần để điều trị bệnh lý. Ở đây anh quen một người con gái tên là Đỗ Thị Phương và họ nảy sinh tình cảm. 

Câu chuyện về vợ chồng anh Thêm trốn trại về nhà để xin được đăng kí kết hôn đã được cả làng truyền tai nhau. Ai ai hỏi đến cũng đều cười khẩy rồi nói : "Đúng là nể hai đứa này thật”. Lúc đầu vì cả hai đều bị tâm thần nên xã không đồng ý kết hôn nhưng vì thương cho người con nên bà Xúi vẫn tán thành và làm đám cưới chui cho đứa con trai duy nhất của mình. Không đám cưới, không dạm ngõ, không thủ tục cầu kì nhưng trong làng dần dần mọi người cũng đã quen với việc anh Thêm đã lấy được vợ.  

af2cc45fd_5.jpg
 
Tư là đứa được nuông chiều nhất nhà. Đi chơi hay đi uống rượu anh Thêm đều dắt cậu theo.

Trong những người con của anh Thêm thì cậu bé Nguyễn Văn Tư là không may mắn nhất, sinh ra đã bị câm và mắc bệnh chậm phát triển tâm thần. Mặc dù gần 10 tuổi nhưng em chưa nhận thức được nhiều, điển hình là việc vệ sinh. Một phần là vì em không thể nói được nhiều nên việc giao tiếp truyền tải nhu cầu với  người lớn của em trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. 

Nhiều lúc mẹ bận việc đồng áng, bà lại lo chăm cô út nên cả ngày gần như thời gian hai bố con “trông nhau”. Chị Phương, mẹ Tư lạc quan: “Thằng bé nó như thế nhưng tôi vẫn thấy may chán. Ở làng bên còn có đứa chẳng đi đứng được ấy, đây Tư nhà tôi biết tự xúc lấy mà ăn cơ mà”. May mắn hơn hẳn bốn người anh là đứa con gái út tên Năm. Cô bé lanh lợi, hoạt bát nên em là đứa duy nhất được cắp sách đến trường, bắt đầu học từng con chữ, đếm từng con số như bao bạn bè đồng trang lứa.

Mặc dù bị căn bệnh quái ác hoành hành nhưng phần nào sâu bên  trong những con người ấy vẫn còn có tình cảm , còn có suy nghĩ. Thêm vì thương mẹ mình nên đã tự ghét chính người cha đã hắt hủi mẹ con anh. Anh Thêm và cả gia đình là đại diện của những mảnh đời xấu số do chiến tranh để lại. Tuy nhiên họ vẫn tồn tại giữa cuộc đời này như muốn khẳng định rằng gia đình là sức mạnh chiến thắng mọi nỗi đau mất mát. Mọi người, mọi thành viên nương tựa vào nhau, cùng nhau chống lại sự khắc nghiệt của cuộc đời, để mưu cầu một cuộc sống hạnh phúc. Có lẽ với họ đây mới là điều đáng quý nhất.


MH


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN