Chế lời thoại diễn viên trên Facebook: Quảng bá và phản cảm
(Sóng Trẻ) - Faebook ngày càng phổ biến và thông dụng, việc chế ảnh kèm theo lời thoại của các diễn viên trong phim ngày càng trở nên quen thuộc và không thể kiểm soát. Đây là một cách rất hữu hiệu để quảng bá hình ảnh diễn viên và bộ phim nhưng đồng thời nó cũng tạo ra nhiều hệ lụy phản cảm.
Công nghệ thông tin phát triển, mạng xã hội trở nên quen thuộc với mọi người. Các mạng xã hội như Twitter, facebook, instagram, youtube,…ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu giải trí của con người.
Đặc biệt, theo những số liệu thống kê mà Facebook công bố, hiện có khoảng 35 triệu người dùng mạng xã hội này tại Việt Nam. Đồng nghĩa với việc có khoảng 1/3 dân số nước ta đang sở hữu một tài khoản Facebook. Đây là một mạng xã hội rất được thu hút và có khả năng truyền thông tin nhanh nhạy.
Những bộ phim có nội dung hấp dẫn với dàn diễn viên tài năng chỉ cần qua vài tập ban đầu công chiếu thì được hầu hết độc giả biết đến. Công cụ quảng bá có khả năng siêu thực đó chính là Facebook
Sau khi xuất hiện trên truyền hình hay các trang website thì những diễn viên nổi tiếng trong phim nhanh chóng được chia sẻ hình ảnh qua các trang mạng xã hội. Đặc biệt là trên Facbook, mỗi chủ tài khoản facebook có thể dễ dàng comment ý kiến dưới hình ảnh được chia sẻ. Những hình ảnh đó cũng được chế tác kèm vô số những câu nói hài hước được độc giả chú ý và chia sẻ trên trang các nhân của mình.
Ảnh chế lời thoại nhân vật Phan Quân trong bộ phim “Người phán xử”
(Nguồn Fanpage: NEU Confessions)
Những cách quảng bá phim như treo poster, quảng cáo truyền hình, họp báo, giao lưu với khán giả trở nên lỗi thời trước tốc độ lan truyền chóng mặt của Facebook. Phương thức quảng cáo này, có hiệu quả rất cao, mọi lứa tuổi đều có thể theo dõi, chủ động thời điểm tiếp nhận thông tin. Bên cạnh đó, đây cũng là cách để tiết kiệm chi phí quảng cáo.
Người dùng Facebook chỉ với một thao tác đơn giản, nhanh gọn, click chuột vào nút “Thích” trên Fanpage của bộ phim hay của diễn viên là có thể cập nhật mọi thông tin đầy đủ.
Fanpage “Sống chung với mẹ chồng”
Các bộ phim và tài năng diễn xuất của diễn viên còn được quảng bá gián tiếp qua việc đăng và chia sẻ ảnh các cảnh diễn nổi bật trong bộ phim.
Hiện nay phim truyền hình Việt Nam đang dần lấy lại được vị thế. Hai bộ phim được độc giả rất yêu thích trong thời gian gần đây là bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” và bộ phim “Người phán xử”. Khán giả xem phim là chính là những nhà quảng cáo trung gian tạo ra sức lan truyền mạnh mẽ. Mỗi hình ảnh trong phim được cắt và đăng trên Facebook rất nhiều, sau đó lại được chia sẻ.
Ảnh kèm lời thoại của Nhân vật Phan Quân trong bộ phim: “Người phán xử”
(Nguồn: Fanpage “Người Phán xử”)
Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận thì việc đăng ảnh kèm với “lời thoại chế” của những nhân vật trong phim có phần gây phản cảm. Từ những lời thoại gốc trong phim đã được cư dân mạng chế lại thành những lời thoại có phần mang tính thô tục gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của diễn viên.
Ảnh chế lời thoại của nhân vật Phan Quân trong ộ phim “Người phán xử”
Nguồn: Fanpage NEU Confessions
Việc chế ảnh như trên dù mang tính hài hước nhưng lại có sử dụng những từ ngữ thiếu tế nhị, không phù hợp với “Thuần phong mĩ tục” của người Việt Nam. Nó còn làm giảm đi sự trong sáng của tiếng Việt. Nhiều hình ảnh các cảnh quay của nhân vật trong phim kèm theo chế lời thoại được sử dụng với mục đích gây chú ý, quảng cáo như thuốc đặc trị hôi nách, salong tóc, nhà thuốc đông y, siêu thị điện máy,…
Những diễn viên bị chế ảnh cũng tỏ ra khó chịu. NSND Hoàng Dũng chia sẻ: “Có những hình ảnh chế không thể chấp nhận, hơi thiếu sự tôn trọng. Tôi nghĩ là họ cũng không có ý gì đâu. Nhưng bất kể mọi chỗ các bạn đều gán vào, đôi khi gây phản cảm”. (Nguồn: Bữa trưa vui vẻ - VTV6)
Việc chế lời thoại kèm hình ảnh của nhân vật trong phim gây phản cảm rất khó quản lí, vì mạng xã hội: Facebook phát triển như vũ bão. Theo quy định của pháp luật, thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình (điều 32, BLDS). Và theo đó, nếu 1 người muốn sử dụng hình ảnh của người khác thì phải có sự đồng ý của người đó. Tuy nhiên, Luật cũng loại trừ trường hợp hình ảnh được lấy từ các hoạt động công cộng (như hội thảo, hội nghị, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể thao...) thì được phép sử dụng hình ảnh mà k cần xin phép. Vì vậy, các bức ảnh chụp lại màn hình từ các bộ phim, chương trình truyền hình... thì gần như không cần xin phép (trừ trường hợp, phải xin phép chủ sở hữu của các bộ phim, chương trình truyền hình đấy, do vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ).
Tuy nhiên, dù được phép hay không được phép sử dụng hình ảnh, thì 1 nguyên tắc chung đó là việc sử dụng hình ảnh không được gây thiệt hại, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Nếu gây thiệt hại, thì có thể phải hầu tòa.
Những người hâm mộ phim, khán giả cần có những cách ứng xử phù hợp và yêu thích bộ phim, diễn viên một cách thông minh. Hãy trở thành những nhà quảng cáo thông thái, góp phần quảng bá và phát triển phim truyền hình Việt Nam.
Trần Thị Hoàn
Báo mạng điện tử K35
Cùng chuyên mục
Bình luận