'Xa khơi' – Một tuyệt phẩm về biển của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ

(Sóng trẻ) - 'Xa khơi' là một trong những ca khúc hay nhất của nền âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh thống nhất đất nước.  

Nguyễn Tài Tuệ là một nhạc sĩ tài năng của nền âm nhạc Việt Nam. Mặc dù không có một “gia tài âm nhạc” quá đồ sộ nhưng hầu hết những sáng tác của Nguyễn Tài Tuệ lại được yêu thích và mang lại giá trị nghệ thuật, giá trị sư phạm cho tới tận bây giờ, thậm chí là mãi mãi về sau. Tiêu biểu có thể kể đến các ca khúc Xa khơi, Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó, Mùa xuân gọi bạn, Mơ quê… 

Đặc biệt, Xa khơi được xem là ca khúc kinh điển về thanh nhạc trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tài Tuệ. Từ thời điểm ra đời năm 1962 cho tới nhiều năm sau đó, không ít ca sĩ đã thử thách bản thân với ca khúc này như một cách để chứng minh tài năng, đẳng cấp. Tuy nhiên, NSƯT Tân Nhân – người đầu tiên thể hiện Xa khơi vẫn nhận được sự đánh giá cao hơn cả.  

Xa khơi được viết khi đất nước bị chia cắt hai miền sau khi kết thúc kháng chiến chống Pháp. Ca khúc như lời tâm sự của một cô gái trong lúc xa khơi, gửi lời nhớ thương tới người “anh” đang ở bên kia vĩ tuyến. Bài hát thể hiện khát vọng thống nhất đất nước lúc bấy giờ, như lời của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ: “Nài biển kia con cá nục đến con cá măng còn đi đi lại lại, bay nhảy thoải mái giữa hai miền, tại sao con người lại bị ngăn cách?”    

caa5d1417_hnh.jpg

Hình ảnh trung tâm trong Xa khơi là người và biển. Ở đây, biển gợi một trong gian mênh mông vô tận, đồng thời gợi lên trong lòng người con gái niềm thương nỗi nhớ vô bờ bến. 

Biển yên bình trong những câu hát đầu tiên: “Nắng tỏa chiều nay. Chiều tỏa nắng đôi bờ anh ơi…”. Biển lên sóng cũng là khi người con gái thấy những đàn cá bơi lội tự do, chợt nhớ về người “anh” bên kia vĩ tuyến. Và khi Nguyễn Tài Tuệ đặt vào bài hát của mình nốt nhạc cao nhất cũng là lúc sóng cuộn trào, nỗi nhớ dâng lên đến đỉnh điểm. Sóng biển cũng là “sóng lòng”. Ba lần biển lên sóng trong Xa khơi thể hiện từng cấp độ nỗi nhớ mong, từ nhẹ nhàng cho tới vô cùng da diết… 

Nguyễn Tài Tuệ đã khéo léo thủ thuật “ngôn tại ý nại” trong Xa khơi. Nỗi nhớ của “em” dành cho “anh” được gắn với những hình ảnh quen thuộc của đất nước. Mượn tình yêu đôi lứa khi phải xa cách, tác giả muốn gợi lên tình cảm ruột thịt giữa hai miền Nam-Bắc và khát vọng nối liền đất nước. Những câu hát cuối bài “Biển dập dìu... Biển chung tình... Biển nói lên giùm bao ngày thương nhớ, biển ơi!” thể hiện rõ nét nhất ý đồ đó của tác giả. Tác giả quá đỗi tinh tế trong từng lời ca, nốt nhạc.  

Xa khơi là một ca khúc rất khó được viết cho giọng soprano (nữ cao) và được xem là thử thách “nặng kí” nhất cho người hát và người học thanh nhạc cách mạng – thính phòng Việt Nam. Muốn hát được ca khúc này, người hát phải có tố chất tốt cộng với trình độ thanh nhạc trường lớp điêu luyện; đồng thời phải có sự tinh tế, cảm xúc trong từng hơi thở. Mặc dù đã có rất nhiều tên tuổi lớn đã hát ca khúc này nhưng Tân Nhân và  Anh Thơ vẫn là hai ca sĩ được nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đánh giá cao nhất. 

Tân Nhân từng chia sẻ cảm xúc khi hát Xa khơi: “Thật thú vị vì biển là quê tôi, đứng bên bờ Bắc nhìn về bờ Nam còn thấy ngọn thông làng Mai Xá của tôi. Nơi ấy có nhà tôi, bà con ruột thịt của tôi đã mười lăm năm xa cách, thương nhớ. Nơi ấy là cha mẹ tôi, các em nhỏ của tôi mà khi tôi lên rừng theo cách mạng, có đứa còn chưa ra đời… Bước ra sân khấu là như tắm trong nắng chiều của biển, với mặt biển lung linh, những đám mây bay vờn, có khi che mặt biển thành tím ngát... Tất cả sống động, những ký ức tuổi thơ trỗi dậy khiến tim tôi rung lên, từng đường gân thớ thịt chan hòa theo tiếng hát.”

Chính bởi hiểu được Xa khơi, hiểu được hoàn cảnh đau thương chia cắt của đất nước, hiểu được tấm lòng của Nguyễn Tài Tuệ nên Tân Nhân mới thể hiện được ca khúc này một cách xúc động lạ kỳ đến vậy. Về phía nhạc sĩ, ông dành sự cảm kích và biết ơn Tân Nhân khi đã thể hiện được trọn vẹn tình cảm của “đứa con tinh thần”.
 và mang nó đến gần với công chúng.

 


Còn với Anh Thơ, Nguyễn Tài Tuệ ghi nhận cô là nghệ sĩ hát nhạc dân gian thế hệ mới thể hiện thành công nhất ca khúc này. Anh Thơ hát hay là bởi cô hiểu được ý đồ của tác giả và nhiều lần trực tiếp nhờ tác giả luyện bài, chỉnh sửa cách hát sao cho đúng nhất. Đó còn chưa kể tới sự khổ công rèn luyện suốt mấy năm trời Anh Thơ mới diễn tả được hết sự giao hòa giữa cái ảo và thực của tác phẩm.


  

Có lẽ không quá lời khi khen ngợi Xa khơi của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ là một tuyệt phẩm viết về biển. Mỗi lần lắng nghe là một lần thấu hiểu, hiểu về những đau thương một thời của tổ quốc và cả nỗi lòng của tác giả - “người nhạc sĩ chắt chiu đến từng nốt nhạc”. 

Đức Thịnh 
Báo mạng điện tử K32



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN