Chúa Ruồi, nỗi ám ảnh về bản chất con người
(Sóng Trẻ) - Đạt giải nobel văn chương 1983, Chúa Ruồi của William lding là một hiện tượng của văn học thế giới đương đại với cái nhìn sâu thẳm vào bản chất của con người. Một tác phẩm mà khi đọc, ta sẽ phải trăn trở với câu hỏi: "Có thực nhân tri sơ tính bản thiện hay chăng là...ngược lại?"
Trong một cuộc chiến tranh nguyên tử, mấy chục đứa trẻ chưa đến tuổi thành niên “may mắn” sống sót trên một hoang đảo sau khi chiếc máy bay trở chúng đi sơ tán bị trúng đạn. Chúng tập hợp dưới bầu trời Nam Thái Bình Dương nắng gắt, chia sẻ gánh nặng và đặt niềm tin vào thủ lĩnh. Nhưng rồi, cái đói và thiên nhiên khắc nghiệt cùng với nỗi sợ tiềm ẩn từ trong tâm thức đã từng bước vắt kiệt bọn trẻ. Bản năng sinh tồn đã dần bóp nghẹt sự ngây thơ, từ đây thực tại của chúng tan hòa vào giấc mộng.
Tiểu thuyết được ví như một câu chuyện ngụ ngôn đau đớn và hãi hùng. Có thể ngay từ những trang đầu tiên, người đọc sẽ bị cuốn vào một khung cảnh thiên nhiên đậm chất hoang dã tựa như đây chính là hòn đảo hoang nơi Robinson Crusoe từng dạt vào, cũng với bãi cát trắng tua tủa những ngọn dừa, bóng tối của rừng già, tiếng thì thầm của biển, của đá...
Thế nhưng, đằng sau cái vẻ hoang sơ hùng vĩ ấy, lũ trẻ tưởng như hoàn toàn được tự do tự tại thì chúng lại bị trói chặt bởi một nỗi sợ đến từ sâu thẳm bên trong: nỗi sợ Ác thú. Với chúng, Ác thú đến từ mọi nơi. Ác thú từ trời cao. Ác thú từ nài khơi. Ác thú từ cây cối. Và Ác thú ở ngay trên chính người bạn của chúng. Và để đáp trả lại cái nỗi sợ đang ngày ngày bóp nghẹt chúng, bắt chúng phải tự vệ, buộc chúng phải chạy trốn, chúng đã dùng bản năng để chiến đấu lại.
Nhưng cuộc sống, cuộc chiến đấu của chúng không hề đơn giản, vì chúng vẫn chỉ là một lũ nhóc với tâm hồn non nớt, không tì vết. Chính cái non nớt, không tì vết ấy đã làm cho diễn biến câu chuyện đau thương hơn. Bởi vì, khi lao vào cuộc chiến đấu, bản chất thật sự của chúng đã bộc lộ, cái bản chất mà ranh giới giữa Thiện và Ác dường như đã biến mất hoàn toàn.
Ngập tràn những tư tưởng ẩn sâu dưới nhiều tầng ẩn dụ, biểu tượng, Chúa Ruồi thực sự là một câu chuyện phiêu lưu giả tưởng đầy ám ảnh. Bạn sẽ luôn cảm thấy bất an, không bình thường khi đọc cuốn sách này. Chỉ là câu chuyện về một lũ trẻ con, vẫn reo hò sung sướng ầm ỹ vì không có người lớn giám sát, vẫn nghịch ngợm, tò mò….nhưng nó mang nhiều nỗi ám ảnh đè nặng lên tâm thức người đọc, đó là nỗi ám ảnh về Con Người, về cái Thiện, cái Ác…
Trong một cuộc chiến tranh nguyên tử, mấy chục đứa trẻ chưa đến tuổi thành niên “may mắn” sống sót trên một hoang đảo sau khi chiếc máy bay trở chúng đi sơ tán bị trúng đạn. Chúng tập hợp dưới bầu trời Nam Thái Bình Dương nắng gắt, chia sẻ gánh nặng và đặt niềm tin vào thủ lĩnh. Nhưng rồi, cái đói và thiên nhiên khắc nghiệt cùng với nỗi sợ tiềm ẩn từ trong tâm thức đã từng bước vắt kiệt bọn trẻ. Bản năng sinh tồn đã dần bóp nghẹt sự ngây thơ, từ đây thực tại của chúng tan hòa vào giấc mộng.
Tiểu thuyết được ví như một câu chuyện ngụ ngôn đau đớn và hãi hùng. Có thể ngay từ những trang đầu tiên, người đọc sẽ bị cuốn vào một khung cảnh thiên nhiên đậm chất hoang dã tựa như đây chính là hòn đảo hoang nơi Robinson Crusoe từng dạt vào, cũng với bãi cát trắng tua tủa những ngọn dừa, bóng tối của rừng già, tiếng thì thầm của biển, của đá...
Thế nhưng, đằng sau cái vẻ hoang sơ hùng vĩ ấy, lũ trẻ tưởng như hoàn toàn được tự do tự tại thì chúng lại bị trói chặt bởi một nỗi sợ đến từ sâu thẳm bên trong: nỗi sợ Ác thú. Với chúng, Ác thú đến từ mọi nơi. Ác thú từ trời cao. Ác thú từ nài khơi. Ác thú từ cây cối. Và Ác thú ở ngay trên chính người bạn của chúng. Và để đáp trả lại cái nỗi sợ đang ngày ngày bóp nghẹt chúng, bắt chúng phải tự vệ, buộc chúng phải chạy trốn, chúng đã dùng bản năng để chiến đấu lại.
Nhưng cuộc sống, cuộc chiến đấu của chúng không hề đơn giản, vì chúng vẫn chỉ là một lũ nhóc với tâm hồn non nớt, không tì vết. Chính cái non nớt, không tì vết ấy đã làm cho diễn biến câu chuyện đau thương hơn. Bởi vì, khi lao vào cuộc chiến đấu, bản chất thật sự của chúng đã bộc lộ, cái bản chất mà ranh giới giữa Thiện và Ác dường như đã biến mất hoàn toàn.
Ngập tràn những tư tưởng ẩn sâu dưới nhiều tầng ẩn dụ, biểu tượng, Chúa Ruồi thực sự là một câu chuyện phiêu lưu giả tưởng đầy ám ảnh. Bạn sẽ luôn cảm thấy bất an, không bình thường khi đọc cuốn sách này. Chỉ là câu chuyện về một lũ trẻ con, vẫn reo hò sung sướng ầm ỹ vì không có người lớn giám sát, vẫn nghịch ngợm, tò mò….nhưng nó mang nhiều nỗi ám ảnh đè nặng lên tâm thức người đọc, đó là nỗi ám ảnh về Con Người, về cái Thiện, cái Ác…
Phạm Thị Vân Anh
Lớp Xuất bản K.29
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Lớp Xuất bản K.29
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Bình luận