Rác thải ngập ngụa bãi đá sông Hồng

(Sóng trẻ) - Một vài năm trở lại đây, khu vực bãi đá sông Hồng trở thành điểm vui chơi, giải trí của nhiều người dân Hà Nội. Tuy nhiên, một bộ phận người dân lại xả rác bừa bãi đang hủy hoại con sông từng ngày.

Bãi đá sông Hồng ở vị trí chân cầu Vĩnh Tuy là điểm đến ưa thích của nhiều người dân Hà Nội. Với không gian rộng rãi, thoáng mát, đây là điểm vui chơi lý tưởng cho nhiều gia đình và các nhóm bạn trẻ đến đây thư giãn, ngắm cảnh và cắm trại.

Hình ảnh nhóm bạn trẻ dã ngoại tại bãi đá sông Hồng.
Hình ảnh nhóm bạn trẻ dã ngoại tại bãi đá sông Hồng.

Tuy nhiên, thay vì vẻ đẹp vốn có ban đầu, sau những cuộc vui chơi dã ngoại, người dân vô tư vứt rác bừa bãi khiến bãi đất tràn ngập rác thải, gây ô nhiễm môi trường và nhếch nhác cảnh quan nghiêm trọng.

Ngập rác thải sau những cuộc vui

Thú vui được ưa chuộng của người dân khi đến bãi đá sông Hồng là cắm trại, câu cá, đốt lửa nấu ăn,... Các hoạt động này diễn ra tự phát từ sáng cho đến đêm, thậm chí là xuyên đêm ở bất kì khoảng trống nào. Song, sau tất cả các hoạt động đó, nhiều người lại ra về và để lại tất cả các loại rác thải tràn ngập trên bãi cỏ.

Rất nhiều rác thải bị ném lại sau những cuộc vui.
Rất nhiều rác thải bị ném lại sau những cuộc vui.

Bạn Minh Hoàng, 24 tuổi, đang sinh sống tại Hà Nội cho biết: “Đến đây thì có rất nhiều các bãi rác to nhỏ lẫn lộn. Các loại bao bì trộn lẫn với các loại thức ăn thừa, bốc mùi rất khó chịu”.

Theo quan sát, loại rác được thấy nhiều nhất là những đồ dùng quen thuộc cho chuyến đi chơi ngoài trời như: cốc, thìa, dĩa, chai nhựa dùng một lần. Sở dĩ bộ vật dụng ấy được các bạn trẻ và hộ gia đình ưa chuộng vì tính tiện lợi, gọn nhẹ, dễ vận chuyển. Tuy nhiên, sau khi sử dụng, chúng cần được thu gom đúng chỗ, xử lý đúng cách.

Thời gian phân hủy các loại rác.
Thời gian phân hủy các loại rác.

Dựa vào biểu đồ trên, dễ dàng nhận thấy những rác thải bị người dân thải ra ở bãi đá sông Hồng sau khi vui chơi (như chai nhựa, chai thủy tinh, túi nilon,...) hầu hết đều cần từ hàng chục năm cho tới hàng trăm, hàng nghìn năm để phân hủy. 

Một số hội nhóm khác lựa chọn thu dọn rác bằng cách đổ dồn lại thành đống và thiêu đốt. Bãi cỏ không trở nên gọn gàng hơn bởi những túi nhựa, chai lọ… đều ở trong tình trạng được dọn dang dở.

Bãi đốt với rác thải chỉ đang được dọn dang dở.
Bãi đốt với rác thải chỉ đang được dọn dang dở.

 

Trả lại dáng vẻ ban đầu

Bên cạnh những người dân vô ý thức, vẫn có những gia đình, hội nhóm có ý thức dọn dẹp mọi thứ trước khi rời đi. 

Bạn Quỳnh Anh, 19 tuổi, đến từ Thái Nguyên bày tỏ: “Mình rất hay đến bãi đá sông Hồng này để cắm trại vì nơi đây rộng rãi, thoáng mát, phù hợp cho các cuộc tụ tập bạn bè. Mình để ý sau các buổi cắm trại, có nhiều đoàn ra về và để lại rác khá nhiều. Chính vì vậy, sau khi dọn xong phần của mình thì chúng mình vẫn ra để dọn thêm một chút”.

Cô Hồng Vân, 50 tuổi, sinh sống tại Hà Nội chia sẻ: “Nhà tôi khá gần khu vực này nên chiều cũng hay ra đây ngắm cảnh, cuối tuần thì rủ cả gia đình tổ chức dã ngoại. Cuối buổi mình phải dọn rác đem về vứt. Mình đến đây sao thì về mình phải trả lại đúng dáng vẻ ban đầu. Nếu cứ xả rác bừa bãi thì bãi đá dễ dàng trở thành bãi tập kết rác”.

Hãy trả lại dáng vẻ đang có của bãi đá sông Hồng sau mỗi cuộc vui.
Hãy trả lại dáng vẻ đang có của bãi đá sông Hồng sau mỗi cuộc vui.

Bãi đá sẽ không tránh khỏi ô nhiễm nếu người dân không chấp hành tốt các quy định của chính quyền và có ý thức bảo vệ môi trường. Việc xả rác bừa bãi không những mang lại tác động xấu đến môi trường mà còn đang hủy hoại không gian vui chơi - giải trí của con người.

Tháng 4/2022, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống tỷ lệ 1/5000. Theo đó, thành phố chỉ đạo các cấp chính quyền phải quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ đê điều, kè, bờ sông, đất bãi sông, bãi nổi đúng quy định của pháp luật. Song theo phản ánh của người dân, khu vực đê sông Hồng vẫn tồn tại các khu vực chưa đúng quy hoạch, dẫn đến xuất hiện tình trạng du lịch tự phát, khách du lịch tự do xả rác lại sau mỗi cuộc vui. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN