"Thước đo" thành công của người trẻ (Kỳ 2): Áp lực từ mục tiêu lớn và bài toán ưu tiên

(Sóng trẻ) - Nhiều người trẻ mang tham vọng lớn như sở hữu nhà, thăng tiến sự nghiệp, hay tích lũy tài sản. Tuy nhiên, hành trình này không chỉ trải hoa hồng mà còn chất đầy áp lực. Theo khảo sát, hơn 20% thanh thiếu niên đối mặt với lo âu, trầm cảm, trong khi áp lực từ gia đình và xã hội càng làm đẩy căng thẳng lên cao. Giữa guồng quay cuộc sống, ưu tiên mục tiêu cá nhân trở thành chìa khóa giúp họ cân bằng tham vọng và sức khỏe, hướng đến một tương lai bền vững hơn.

Mục tiêu lớn, áp lực nhiều 

Việc sở hữu một căn nhà không chỉ là ước mơ mà còn là mục tiêu quan trọng trên hành trình thành công của nhiều người trẻ. Sớm xác định đích đến, không ít người trẻ đã nỗ lực làm việc từ rất sớm, không chỉ một, nhiều bạn thậm chí làm cùng lúc hai đến ba công việc để tối đa hóa thu nhập. Chuyện sinh viên vừa học vừa làm trở nên quen thuộc, họ tận dụng mọi quỹ thời gian sau giờ học để nhận thêm công việc bán thời gian. 

Một thực tế đáng lo ngại khi so sánh giữa thu nhập bình quân đầu người và giá bất động sản hiện nay. Theo Tổng cục Thuế Việt Nam, GDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 101,9 triệu đồng/người. Trong khi đó, giá rao bán một căn hộ chung cư 89m² tại các thành phố lớn lên tới gần 4,5 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là một người lao động bình thường sẽ cần đến 44 năm làm việc, không chi tiêu gì, mới có thể đủ tiền sở hữu một căn hộ chung cư. Con số này phản ánh rõ ràng mức độ khó khăn mà người trẻ phải đối mặt trong việc hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà.

84% người mua phải đi vay, số liệu trong báo cáo của Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2024 cho thấy giá nhà hiện nay đang vượt xa khả năng tích lũy tài chính của đa số người dân, đặc biệt là tầng lớp trung bình và trẻ tuổi. Mặc dù phải vay vốn nhưng nhiều người trẻ vẫn ưu tiên sở hữu nhà ở, sẵn sàng chấp nhận gánh nặng trả nợ dài hạn, hy sinh sở thích của bản thân. Xoay sở, vay mượn từ gia đình, bạn bè hoặc ngân hàng để có đủ tài chính mua nhà, dù biết rằng điều này đồng nghĩa với việc gánh trên vai khoản nợ lớn trong thời gian dài. 

Mua nhà là một cột mốc quan trọng, đặc biệt với những người trẻ phải cân nhắc giữa vay mượn và khả năng chi trả. Với quyết định chỉ trong phút chốc mà thay đổi cả tương lai tài chính, Tùng Lâm ( 25 tuổi, Hà Nội) chia sẻ một góc nhìn thực tế về việc vay mượn để mua nhà.“  Mình nghĩ việc vay nợ và khả năng chi trả là yếu tố rất quan trọng khi quyết định mua nhà. Chính bản thân mình cũng từng đặt câu hỏi: nếu mình không quyết định mua căn nhà trong 15 phút cuối ngày hôm đó, thì bao lâu nữa mình mới mua được nhà? Liệu khi đủ tiền rồi căn nhà ấy còn ở mức giá đó không, hay lại tiếp tục tăng giá? Thực tế là giá bất động sản vẫn tiếp tục tăng, và mình thấy nhiều bạn của mình thừa nhận rằng cả đời họ có thể không mua nổi nhà nữa nếu giá cứ tăng mãi như vậy.”

anh-5_-ben-canh-tai-chinh-mua-nha-con-rat-nhieu-chi-phi-dau-tu-cho-can-nha-can-phai-chi-tra-anh_-nvcc.jpg
Bên cạnh tài chính mua nhà còn rất nhiều chi phí đầu tư cho căn nhà cần phải chi trả. (Ảnh: Nguyễn Tùng Lâm)

 

Pháp lý là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn bất động sản để đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp và sự an tâm lâu dài. Nhiều người trẻ, do thiếu kinh nghiệm hoặc mong muốn nhanh chóng sở hữu nhà, thường bỏ qua việc kiểm tra kỹ lưỡng giấy tờ pháp lý như sổ đỏ, giấy phép xây dựng, hoặc tính hợp pháp của dự án.Thực tế đã có rất nhiều trường hợp mua nhà đang tranh chấp quyền sở hữu, dự án bị đình chỉ do vi phạm pháp luật, hoặc mất tiền khi mua phải bất động sản "ma".

Không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra đúng kế hoạch. Áp lực từ việc phải trả nợ lớn hơn dự kiến không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà còn gây ra căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và chất lượng cuộc sống. Người trẻ cần đặc biệt cẩn trọng và đảm bảo những điều kiện cần thiết trước khi vay.  Nhiều trường hợp vay ngân hàng, nhưng không trang bị đủ kiến thức, không lường trước các khoản phí liên quan như phí phạt trả chậm, phí quản lý khoản vay, hoặc lãi suất tăng đột biến khiến người vay không thể chuẩn bị tài chính đầy đủ. Hệ quả là họ buộc phải cắt giảm các chi tiêu thiết yếu hoặc phải vay mượn thêm, dẫn đến tình trạng nợ chồng nợ.

Ưu tiên những lựa chọn phù hợp 

Thị trường bất động sản hiện nay đang trải qua nhiều biến động lớn, khiến việc sở hữu nhà ở trở thành một thách thức không nhỏ đối với người trẻ trong độ tuổi 24-39. Sự chênh lệch giữa mức tăng thu nhập và tốc độ tăng giá bất động sản đang ngày càng tạo ra khoảng cách lớn, đẩy mục tiêu sở hữu nhà ở xa tầm với của nhiều người. Trước tình hình này, nhiều ý kiến cho rằng người trẻ không nên đặt nặng việc sở hữu nhà, bởi đây không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá sự thành công trong cuộc sống.

Tại buổi workshop “Đồng tiền đi liền kinh nghiệm,” anh Lê Bảo Long, Giám đốc marketing của Batdongsan.com.vn bày tỏ quan điểm về áp lực an cư lạc nghiệp của người trẻ hiện nay: “Về bài toán tài chính, thuê nhà không hẳn là một lựa chọn kém tối ưu hơn mua nhà. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào “khẩu vị” của mỗi thế hệ. Nếu các thế hệ trước thường ưu tiên nắm giữ tài sản, thì thế hệ trẻ ngày nay lại có xu hướng linh hoạt hơn. Họ có thể không quá đặt nặng chuyện mua nhà mà chọn thuê, sau đó dùng phần chi phí tiết kiệm được để phục vụ các nhu cầu cuộc sống hoặc đầu tư vào những lĩnh vực khác. Tôi thấy đây cũng là một cách tiếp cận tài chính thông minh, phù hợp với bối cảnh hiện đại.”

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc kiểm soát dòng tiền trước các rủi ro như thất nghiệp, bệnh tật, hoặc khủng hoảng tài chính, anh Giang ( 25 tuổi, Hà Nội) chia sẻ một góc nhìn khác với số đông: “Ai cũng muốn có một căn nhà, một chiếc xe nhỏ để phục vụ gia đình. Nhưng để đạt được mục tiêu đó, cần nỗ lực rất nhiều. Với sự thay đổi của xã hội, chúng ta cần một công việc tốt làm nền tảng.Tuy nhiên, anh không đặt nặng việc sở hữu nhà. Thành công với anh là sự hài lòng, là thời gian bên gia đình và những người thân yêu. Bởi nếu chỉ mải miết kiếm tiền để mua tài sản mà bỏ lỡ giá trị của những mối quan hệ, liệu đó có phải là hạnh phúc?”

Một khoản đầu tư chỉ thực sự có giá trị khi nó phù hợp với bản thân, được lựa chọn dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu, mục tiêu của chính mình, thay vì bị chi phối bởi những quan niệm xã hội hay xu hướng bên ngoài.  Sở hữu một căn nhà có thể là thước đo thành công của nhiều người trẻ, nhưng đó không phải là chuẩn mực duy nhất. Mỗi người có một hành trình riêng, có người chọn gắn bó với thành phố lớn để lập nghiệp, có người lại tìm về quê nhà để sống gần gia đình, tận hưởng sự bình yên. Quan trọng nhất không phải là việc có nhà hay không, mà nằm ở những quyết định phù hợp với hoàn cảnh và mang lại hạnh phúc cho bản thân.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN