Chuyện nghề Kim Liên “cầm đầu thiên hạ”

(Sóng trẻ) - Làng Kim Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) nổi tiếng với làng nghề cắt tóc có lịch sử hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, cũng giống nhiều ngôi làng khác, việc gìn giữ và tiếp nối truyền thống là một bài toán khó mà làng cắt tóc Kim Liên đang gặp phải.

Thịnh suy làng nghề

Được biết, không có tài liệu nào ghi chép lịch sử ra đời của làng cắt tóc Kim Liên. Nhưng theo ông cha truyền lại, từ thời Pháp thuộc, ảnh hưởng từ xã hội phương Tây, nghề cắt tóc, cạo mặt mới được du nhập vào Việt Nam. Ngày đó, chính những người con của làng Kim Liên đã tiếp cận nghề cắt tóc rất sớm bằng việc vào Hoàng thành Thăng Long học nghề từ binh lính Pháp.

Gắn bó lâu năm cùng cây lược, chiếc kéo, nghệ nhân Phạm Duy Cốc chia sẻ: “Sau Cách mạng tháng Tám, người làng Kim Liên làm nghề cắt tóc với số thợ lên đến hàng nghìn người, có gia đình 3 - 4 thế hệ cùng làm nghề. Nghề thịnh nhất có lẽ là vào những năm 70 của thế kỷ 20, có lúc cả làng Kim Liên làm nghề cắt tóc”.

Đình làng Kim Liên - Nơi thờ ông tổ ngành tóc (Ảnh: Thu Nga).
Đình làng Kim Liên - Nơi thờ ông tổ ngành tóc (Ảnh: Thu Nga).

Thế nhưng, khi bước sang thế kỷ 21, nghề cắt tóc làng Kim Liên dần bị mai một. Nhiều người bỏ nghề cha truyền con nối để tìm con đường phát triển của riêng mình. Những cửa hàng kinh doanh đủ mọi loại hình mọc lên, che lấp và dần làm lãng quên làng nghề nổi tiếng của ông cha.

Năm 2005, nhận được sự quan tâm của Đảng Ủy, UBND phường Phương Liên nên làng nghề cắt tóc Kim Liên được phục hồi lại. Tới năm 2019, làng cắt tóc Kim Liên được Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận là làng nghề truyền thống. Đây không chỉ là niềm tự hào của những người làm nghề cắt tóc, mà còn của tất cả những người dân Kim Liên.

“Để tôn vinh, công nhận một làng nghề là một quá trình mất rất nhiều thời gian và công sức. Khi nghề cắt tóc Kim Liên được công nhận là làng nghề, chúng tôi cũng đau đáu việc làm thế nào để tiếp tục duy trì, phát triển nghề này tại làng” - Nghệ nhân Phạm Duy Cốc cho hay.

Để “giữ lửa” làng nghề…

Cho đến nay, nhu cầu làm đẹp ngày càng được ưa chuộng. Để phục vụ nhu cầu đó, hàng loạt tiệm cắt tóc nam nữ, nhuộm tóc, hấp tóc, duỗi tóc, là tóc,… mọc lên như nấm ở đất Hà thành này.

Với nhiều người, nghề cắt tóc chỉ là nghề phụ, mưu sinh kiếm cơm, nghề tay trái lúc nhàn rỗi. Nhưng đối với những người thợ Kim Liên chính gốc, nghề cắt tóc là nghề của sự tài hoa, "múa kéo" bằng đôi tay, đôi mắt.

Là đời thứ tư trong gia đình theo nghề tóc, nghệ nhân Phạm Duy Hào luôn mang trên mình việc giữ gìn và tiếp nối nghề truyền thống của ông cha. Được biết, người cầm kéo đầu tiên trong gia đình, chính là cụ Phạm Duy Hiền (cụ Đảng), ông nội nghệ nhân Hào - người chuyên cắt tóc cho vua Bảo Đại và các quần thần.

Nghệ nhân Phạm Duy Hào tỉ mỉ chỉnh sửa tóc cho khách (Ảnh: Thu Nga).
Nghệ nhân Phạm Duy Hào tỉ mỉ chỉnh sửa tóc cho khách (Ảnh: Thu Nga).

Được mệnh danh là “Kim Liên đệ nhất kéo” với hơn 30 năm trong nghề, nghệ nhân Hào đã mở lớp, truyền nghề cho thế hệ trẻ, mang hy vọng tiếng kéo Kim Liên vẫn vang mãi cùng thời gian. Nghệ nhân chia sẻ: “Việc cắt tóc nhiều người nghĩ chỉ cần cầm kéo lên và cắt là đã xong nên nhiều tiệm tóc, salon đào tạo học viên 1-2 tháng là đã được làm thợ cắt chính. Còn với thợ làng Kim Liên, cắt tóc là cả một nghệ thuật”.

“Tôi luôn muốn hướng đến việc đào tạo nghề cho người khác, đặc biệt các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn và các bạn trẻ đam mê nhưng không có việc làm. Khi có công ăn việc làm, các bạn sẽ bớt khổ và xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn” - nghệ nhân Hào cho biết thêm.

Cùng với đó, để khôi phục, duy trì nghề truyền thống, vào dịp ngày 15/3 hàng năm, chính quyền phường Phương Liên, người dân làng Kim Liên tổ chức lễ hội làng nhằm tôn vinh nghề cắt tóc, tổ chức cuộc thi cho các thợ kéo ở khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự để chọn ra những tay kéo xuất sắc nhất. Đó không chỉ là cơ hội để trổ tài khéo tay và óc thẩm mỹ, mà còn là cơ hội giao lưu, giáo dục cho thế hệ trẻ về sử làng, sử nghề và tôn vinh nghề làm đẹp.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN