Có một thế hệ trẻ muốn lan toả âm nhạc Trịnh Công Sơ
(Sóng Trẻ)- Nhắc tới nhạc Trịnh là nhắc tới người nghe chủ yếu ở lứa tuổi trung niên hay người già. Tuy nhiên ngày nay, chính những người trẻ lại đang tìm đến nhạc Trịnh nhiều hơn, để có những giây phút đồng điệu trong tâm hồn.
Nghe nhạc Trịnh theo cách của thế hệ mình
Trước kia, nhạc Trịnh thường chỉ được hát bởi những giọng ca đình đám như Khánh Ly, Hồng Nhung trên những sân khấu âm nhạc hoành tráng, yên tĩnh, sang trọng. Điều này vô tình khiến những người trẻ không có không gian để tiếp cận dòng nhạc này.
Còn ngày nay, để có thể nghe nhạc Trịnh, những người trẻ đã tự hát lên bằng chính tiếng hát của thế hệ mình, và tự hát lên ở chính những nơi dành cho thế hệ mình. Không chỉ để lắng nghe, để được sống trong không gian sâu lắng của nhạc Trịnh mà mọi người còn có thể tự mình thể hiện các ca khúc của Trịnh Công Sơn. Họ đưa nhạc Trịnh đến các quán cà phê, không gian văn hoá, sân khấu trường lớp và tự mình hát lên không ngần ngại. Đơn giản hoá cách nghe cũng chính là cách những người trẻ mê âm nhạc Trịnh Công Sơn đã đưa nó đến gần hơn với mình và mọi người.
Ca khúc nổi tiếng “Còn tuổi nào cho em” đã được làm mới qua giọng hát của ca sĩ Miu Lê trong bộ phim “Em là bà nội của anh”, được nhiều bạn trẻ yêu thích.
Dù rằng có thể không truyền tải hết được tinh thần và chất Trịnh trong từng ca khúc nhưng những bạn trẻ với mong muốn được thử sức, được truyền tải nhạc Trịnh đã rất thành công, khi khiến mọi người xung quanh mình quen và nhớ những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Mà từ nghe quen, rồi đến nhớ, rồi sẽ mê, và sức sống của nhạc Trịnh sẽ được kéo dài mãi.
Chị Ngọc Anh (24 tuổi) chia sẻ:
Mượn nhạc Trịnh làm điểm tựa cho thế hệ mình
Tuổi trẻ của thế hệ nào cũng có những chông chênh của riêng mình. Người trẻ ngày nay sống giữa quá nhiều cạm bẫy, thật, giả, hào quang, mù quáng nên loay hoay nhiều hơn.
Âm nhạc Trịnh Công Sơn tuy đã xưa nhưng lại không hề cũ. Ông viết nhạc bằng triết lí, bằng sự thực và điều đó vô tình lại là cái trần trụi đáng quý hiếm hoi mà giới trẻ muốn tựa vào, lấy đó làm điểm tựa để trưởng thành.
Bạn Đoàn Hường (21 tuổi) chia sẻ:
Nhạc Trịnh đã tự lan toả như một hệ quả tất yếu của những giá trị tinh thần của thời đại. Tự giá trị của nó lan toả đến mọi người, rồi mọi người lan toả lẫn nhau.
Chị Trần Diệu Thuý (35 tuổi), chủ quán “Trịnh Ca” cũng là người đã đi qua những chông chênh của thời trẻ cùng chính âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Chia sẻ:
Sự sống mạnh mẽ hơn của âm nhạc Trịnh Công Sơn trong lòng những người trẻ ngày nay như một sự khẳng định rằng những điều đẹp đẽ thì sẽ luôn được mọi thế hệ trân trọng.
Những người trẻ mê nhạc Trịnh cùng hành động đầy tính văn minh của mình đã nói thay cho thế hệ trẻ thông điệp về sự gìn giữ. Thế hệ trẻ có cách riêng của mình để gìn giữ những văn hoá tốt đẹp. Họ yêu quý, và lan toả nó như một tình yêu chứ không phải như một trách nhiệm.
Nguyệt Hà – Hiền Anh
Đa phương tiện K34A1
Cùng chuyên mục
Bình luận