Cống hiến thầm lặng của cô công nhân vệ sinh môi trường

(Sóng trẻ) -  Bằng một lòng nhiệt huyết và tận tụy, cô Nguyễn Thị Liễu đã gắn bó với nghề được 17 năm. Đến nay, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cô lại lặng lẽ ghi tên mình vào “cuộc chiến” với tâm thế sẵn sàng, trái tim sục sôi cống hiến vì nhân dân và đất nước.

Cô công nhân bình dị

Cô Nguyễn Thị Liễu - công nhân Công ty vệ sinh môi trường URENCO.
Cô Nguyễn Thị Liễu - công nhân Công ty vệ sinh môi trường URENCO.

Khi nắng ngả về chiều cũng là lúc cô Nguyễn Thị Liễu (42 tuổi, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) bắt đầu một ngày làm việc của mình. Công việc thường ngày của cô là đi thu gom rác thải của các hộ dân, quét dọn đường phố và xếp rác lên xe thu gom mang đi tiêu hủy.

Trăm nỗi vất vả, nhọc nhằn của nghề; nhất là hiện tại lượng rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng tăng cao khiến cho công việc của cô thêm chồng chất khó khăn. Đối với cô, không có khái niệm tan làm đúng giờ mà là khi nào hoàn thành xong lượng công việc thì khi đó mới nghỉ ngơi. Bởi vậy, có những ngày thay vì làm 8 tiếng, cô phải làm đến tận 10 - 11 tiếng mới xong. 

“Công việc yêu cầu bản thân phải có một cơ thể dẻo dai, nhanh nhẹn, không ngại khó khăn, vất vả. Đôi khi gặp phải một vài hộ dân không hợp tác, đổ rác trễ, thậm chí còn đổ rác sai quy định nhưng họ lại đổ lỗi cho mình, rồi buông lời khó nghe. Cũng có những gia đình tìm cách cản trở công việc" - Cô Liễu ngậm ngùi chia sẻ.

Đặc thù của nghề là làm việc ngoài trời, bất kể nắng mưa, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dẫu vậy, cô Liễu vẫn luôn lạc quan, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Thay vào đó, cô luôn cảm ơn công việc đã giúp cô có thể trang trải cuộc sống, chăm lo cho gia đình. 

Cô cười: “Nghề đã chọn mình thì biết phải làm sao. Trở về nhà khi mọi người đã đi ngủ, thời gian quây quần bên gia đình, người thân cũng phải tranh thủ từng chút một. Nhất là những ngày lễ tết, đêm giao thừa; mọi người được nghỉ lễ nhưng đối với tôi những lúc ấy mới là cao điểm. Nói không tủi thân thì không phải, nhưng được cái các chị em cũng cố gắng hăng say làm việc để cho mọi người một đường phố sạch sẽ".

Công việc thường ngày của cô Liễu là thu gom rác thải của các hộ dân, quét dọn đường phố và xếp rác lên xe thu gom.
Công việc thường ngày của cô Liễu là thu gom rác thải của các hộ dân, quét dọn đường phố và xếp rác lên xe thu gom.

Đóa sen lặng lẽ tỏa hương

Năm 2021, khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, Công ty môi trường Hà Nội (URENCO) thành lập các tổ chuyên biệt chuyên thu gom xử lý rác thải y tế, rác thải sinh hoạt tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện. Bởi vậy, mặc dù không trực tiếp tham gia vào lực lượng tuyến đầu chống dịch, song cô Liễu vẫn là một chiến binh thầm lặng trong cuộc chiến chống đại dịch.

So với các loại rác thải thông thường, rác thải trong các khu cách ly tập trung, các bệnh viện đặc biệt nguy hiểm, nếu không được xử lý triệt để sẽ là mầm mống lây lan dịch bệnh. Vậy nên, để đảm bảo an toàn, cô luôn phải mặc đồ bảo hộ trong suốt 12 tiếng. Điều này gây nên một số trở ngại, nhất là vào những ngày trời oi bức, việc mặc đồ bảo hộ trong thời gian dài dẫn đến khiến cô Liễu cảm thấy ngột ngạt và mệt mỏi.

Cô chia sẻ: “Mùa hè, tháng 6 - 7, mặc đồ bảo hộ dưới thời tiết 39, 40° thật sự rất cực. Mỗi lần đi thu gom rác cũng sợ lắm, sợ nhiễm bệnh rồi về lây cho gia đình, người thân, nhưng thôi cứ cố gắng hết mình, đóng góp được chút sức nào thì phấn khởi chút ấy".

Cô Nguyễn Thị Liễu (ngoài cùng bên trái) cùng tổ URENCO số 13. (Ảnh: Chuyển động 24h)
Cô Nguyễn Thị Liễu (ngoài cùng bên trái) cùng tổ URENCO số 13. (Ảnh: Chuyển động 24h)

Hiện nay, do đã tiến hành tiêm chủng nên các F0 có biểu hiện nhẹ được Bộ Y tế cho phép tự điều trị và cách ly tại nhà, công việc của cô ít nhiều cũng có sự thay đổi. Hằng ngày, cô Liễu thường dành ra khoảng 3 tiếng để thu gom rác y tế của các hộ gia đình F0 trước khi bắt đầu làm các công việc thường nhật. 

Nhiệm vụ của cô là hướng dẫn mọi người phân loại rác thải y tế nhằm tránh trộn lẫn với rác thải sinh hoạt, sau đó thu gom và mang đến nơi tiêu hủy. Tuy đã hướng dẫn chi tiết, song vẫn có nhiều trường hợp hộ gia đình không khai báo y tế dẫn tới không được cung cấp các túi rác đựng chuyên biệt, nhiều trường hợp rác thải y tế vẫn được bỏ lẫn lộn vào rác thải sinh hoạt. Những lúc như vậy, cô lại phải dành thêm thời gian để cùng họ phân loại lại.

Cô Liễu (đứng giữa) nhận trao thưởng vì những cống hiến trong mùadịch (Ảnh: NVCC)
Cô Liễu (đứng giữa) nhận trao thưởng vì những cống hiến trong mùa dịch (Ảnh: NVCC)

Nói về những dự định và mong ước sắp tới, cô Liễu chia sẻ bản thân sẽ vẫn tiếp tục những công việc thường nhật cũng như tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Cô cũng hy vọng dịch bệnh chóng qua đi để nhịp sống trở lại bình thường. Với cô, hạnh phúc chỉ đơn giản là mỗi người góp một chút sức nhỏ bé để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN