Cuộc sống du học sinh: Kỳ I: Cuộc sống du học sinh tại Nhật Bả

(Sóng Trẻ) - Trong những năm gần đây, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, rất nhiều bạn trẻ đã chọn cho mình việc học đại học ở một môi trường nước nài khác biệt so với phần đông sinh viên trong nước. 
Để bạn đọc có thể hình dung rõ nhất về cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, phóng viên Songtre.tv đã có cuộc phỏng vấn với bạn Nguyễn Thương Huyền – du học sinh Việt Nam tại Hamamatsu- Shizuoka – Nhật Bản 

Pv: Chào bạn, rất cảm ơn vì bạn đã nhận lời phỏng vấn. Trước tiên, bạn có thể chia sẻ một chút về cuộc sống hiện tại ở Nhật Bản của mình? 
Thương Huyền: Hiện tại thì mình vẫn đang học tiếng để năm sau có thể thi đại học ở bên này. Nài việc học ra thì mình cũng có đi làm thêm để trang trải cuộc sống. Nói chung là cuộc sống bên này cũng không đến nổi khó khăn cho lắm, mình có khá nhiều các bạn là người Việt Nam ở đây, mọi người cũng luôn giúp đỡ động viên nhau học tập và làm việc, nên mình cũng vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà. 

57ee20561_huyen1.jpg
Thương Huyền (thứ hai từ phải sang) trong trang phục truyền thông Nhật Bản 

Pv: Hiện nay có rất nhiều bạn chọn Nhật Bản là nơi theo học mà không phải một trường đại học ở Việt Nam, còn với bạn thì sao? Tại sao bạn lại không chọn học đại học ở trong nước? 
Thương Huyền: Mình nghĩ là sang bên này sẽ có nhiều cơ hội cho mình hơn. Hồi thi đại học ở Việt Nam, mình cũng có đỗ Đại học Kinh tế quốc dân nhưng lại sợ sau này không xin được việc làm, cộng thêm một chút tình yêu với nước Nhật, nên mình đã quyết định du học tại Nhật Bản. Lúc sang rồi thì cũng nhớ nhà nhiều lắm, nhưng vì tương lai nên mình cố gắng hơn. 

Pv: Như bạn đã chia sẻ ở trên rằng dự định sẽ thi vào một trường đại học ở Nhật, vậy bạn chọn trường nào? 
Thương Huyền: Mình định thi những trường kinh tế thôi, vì mình học chuyên Toán, Lý, Hóa từ hồi phổ thông, với những môn xã hội kiến thức của mình cũng không được sâu cho lắm. 
57ee20561_17309304_425388587814885_2195637379238025304_n.jpg
Thương Huyền cùng các bạn 

Pv: Sau khi học tập ở Nhật Bản, bạn có ý định ở lại đó không hay sẽ về Việt Nam? 
Thương Huyền: Cái đó cũng còn khá xa, nhưng mình nghĩ mình sẽ trở về Việt Nam để làm việc.

Pv: Khi bạn quyết định đi du học như vậy thì có nhận được sự ủng hộ hay phản đối gì từ phía gia đình không? Nếu có thì bạn đã giải quyết sự phản đối ấy như thế nào? 
Thương Huyền: Thi xong đại học mình xin bố mẹ cho đi du học luôn, mẹ mình thì ủng hộ còn bố thì lại phản đối. Vì mình là con út trong nhà, hơn nữa lại chưa đi đâu xa bao giờ nên bố cũng không cho đi. Song mình phân tích cho bố những lợi ích mà mình có được khi đi du học, thuyết phục mãi cuối cùng bố cũng đồng ý cho mình đi. 

Pv: Thời gian đầu sang Nhật Bản thì bạn gặp phải những khó khăn gì? 
Thương Huyền: Khó khăn lớn nhất trong thời gian đầu đối với mình là nhớ nhà. Giờ giấc bên này thì cũng không chênh lệch quá nhiều so với ở Việt Nam, chỉ nhanh hơn 2 tiếng nên cũng rất dễ thích nghi. Trở ngại nữa là trong quá trình đi xin việc làm thêm thì do mình mới sang nên có nhiều bỡ ngỡ. 

Pv: Vậy còn những thuận lợi khi sống và làm việc tại Nhật Bản của bạn là gì?
Thanh Huyền: Khi sang bên này thì mình được ở trong ký túc xá của trường. Phòng chỉ có 2 người ở mà trang bị điều hòa, máy giặt, tủ lạnh đầy đủ. Hồi đấy sang mình mới 18 tuổi, không đăng ký được điện thoại nhưng được nhà trường tạo điều kiện bảo lãnh đăng ký cho. Công việc làm thêm hiện tại cũng là nhà trường xin cho. 

Pv: Huyền có thể chia sẻ một chút về lịch học tập và làm việc một ngày của bạn được không? 
Thanh Huyền: Mình ngủ đến 10h sáng, sau đó nấu ăn và làm bài đến 12h40 thì đi học. Học ở trường từ 1h10-4h30. Mình về nhà lúc 4h45, ăn cơm và đi làm từ 5h45-1h sáng. 

Cảm ơn Huyền vì những chia sẻ, chúc bạn sức khỏe và thành công hơn trong học tập! 
Tuyến Nguyễn 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN