Sóng trẻ) - Làng Thượng Đình, xã Nhị
Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, nơi nổi tiếng với thương hiệu bánh dầy
Quán Gánh nức tiếng. Hiện tại trong làng có khoảng 50 gia đình còn giữ
nghề làm bánh dầy.
Công đoạn gói bánh vào lá dong
Cô Tạ Thị Lan, 67 tuổi ở làng Thượng
Đình, xã Nhị Khê đã có hơn 30 năm làm bánh dầy. Mỗi
ngày cô sử dụng khoảng 30kg gạo nếp, riêng những mùa cưới, hỏi, lễ, tết có khi
phải làm 2 đến 3 tạ mới đáp ứng nhu cầu của khách. Những lúc như vậy cô phải
huy động cả nhà và người thân giã xôi, gói bánh từ tối đến khuya để kịp giao
cho khách lúc tờ mờ sáng. Theo cô Lan, để có chiếc bánh trắng, dẻo thơm trước
khi đến tay thực khách phải trải qua hơn 20 công đoạn rất kỳ công. “Công sức
làm ra cái bánh này là do người thổi xôi. Xôi phải chính đều dẻo thì lúc giã mới
mịn được. Thổi đậu làm nhân phải vừa chín tới nếu khô quá thì nó tơi, lúc nộm
vào vỏ ăn nó sẽ rơi ra nài”, cô Lan chia sẻ.
Để
chuẩn bị làm bánh thì từ chiều hôm trước, mọi người đã tất bật đồ xôi, đậu, lau
lá dong, người viên nhân, người gấp lá công việc luôn phải thật khẩn trương để
có bánh kịp giao cho khách đặt mua.
Người
làm bánh bây giờ không phải giã bằng tay như trước kia, xôi vừa đồ xong, cho xuống
máy giã ngay để bảo đảm độ dẻo, quá trình giã phải xoay tấm vải lót xôi cho đều.
Theo những người có kinh nghiệm làm bánh dầy thì muốn bánh thơm dẻo nhất thiết
phải chọn gạo nếp thơm của vùng Hải Hậu (Nam Định) hay loại nếp cái hoa vàng.
Nài ra, đậu làm nhân bánh cũng phải lựa loại đậu xanh hạt tiêu vừa thơm vừa đậm
đà.
Xôi
sau khi giã mịn, người làm bắt đầu nhồi nhân đậu xanh vào. Khi bánh hơi khô thì
lật bánh lên, xoa mở và rắc một ít mè rồi bóp gói vào lá dong. Nét độc đáo của
bánh dày Quán Gánh một phần ở hình thức gói bánh, 6 viên bánh xinh xắn, trắng
tinh được xếp khéo léo trên những tàu lá dong xanh, gói để vừa tầm đúng một khối
vuông như chiếc bánh chưng. Bên nài tấm lá dong là chiếc lạt tre trắng muốt
thắt lại, trên đó cài thêm mẩu giấy hồng in chữ Song Hỷ như chúc mừng cho đôi bạn
trẻ.
Bánh dầy sau khi được gói hoàn chỉnh
Bánh
dày Quán Gánh có 2 loại: Nhân ngọt thì có đậu xanh, đường, chút dừa khô. Nhân mặn
thì cho thêm chút mỡ phần, hạt tiêu, tất cả được cho vào một chiếc nồi lớn, khuấy
liên tục đến khi đậu xanh và các thành phần hòa quyện vào nhau. Chiếc bánh sau
khi được gói vào lá dong vẫn còn âm ấm nóng, dẻo thơm rất vừa độ, hòa với nhân
đậu xanh bùi bùi, béo béo của dừa nhưng không quá ngọt tạo nên hương vị khó nhầm
lẫn với món ăn nào khác.
Bánh dày Quán Gánh đã dần khẳng định vị thế và niềm tin của người tiêu
dùng. Mỗi dịp lễ, tết, cưới hỏi thì trong mâm cổ không thể thiếu loại bánh này.
Không chỉ nổi tiếng trong vùng, mà rất nhiều du khách trong và nài nước cũng
thường về đây đặt bánh, mang đi biếu, tặng như là một sản vật nức tiếng của quê
hương.