Dạy thêm, học thêm: Vấn đề nhức nhối còn bỏ ngỏ 

(Sóng trẻ) - Xuất phải điểm ban đầu là nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận học sinh, nhưng đến nay, học thêm và dạy thêm đã xuất hiện nhiều biến tướng.

thieu-1.png
Hiện nay, hiện tượng dạy thêm và học thêm ngày càng trở nên phổ biến. Ảnh: NVCC

 

Học thêm là nhu cầu của con cái hay bố mẹ?

Từ khi con trai vào lớp 6, chị Trần Thị Hà (quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) đã đăng ký các lớp học thêm Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh cho con của mình. Trung bình một tuần học, con trai chị sẽ học 6 buổi sáng học lớp trên trường và 6 buổi học chiều – tối ở lớp học thêm.“Mình thấy ở lớp các phụ huynh khác đều cho con đi học thêm nên mình hỏi chỗ học để đăng ký cho con vì sợ con không theo kịp bạn bè. Tính ra thì con học cũng vất vả, nhiều khi còn phải ăn vội bát cơm để vào học. Nhưng mà biết sao được, học thêm để tốt cho con, cho con có đủ kiến thức”, chị Hà chia sẻ.

Còn theo anh Thiều Văn Trường (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội), anh đăng ký các lớp học thêm cho con vì anh lo con bị hổng kiến thức khi học online: “Mình đăng ký cho con học thêm vì công việc bận rộn khiến mình thời gian kèm cặp con. Hơn nữa, rất nhiều bài tập của con giờ mình không thể dạy được. Khi con học online mình thấy không hiệu quả vì con hay mất tập trung, nhiều lúc cô hỏi bài thì không trả lời được. Bài tập về nhà cô giao con không hiểu bài nên không làm bài được, mà kiến thức mỗi thế hệ khác nhau nên mình cũng không thể giảng cho con”.

Vội vàng thoát ra khỏi lớp học online của trường, em Thiều Thị Duyên (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đã phải nhanh chóng vào lớp học thêm Toán mà mẹ đã đăng ký sẵn. Ngày hôm nay Duyên có 3 buổi học, 2 trong 3 số đó đều là lớp học thêm. Sau khi các lớp học thêm đã kết thúc, em lại vùi đầu vào làm bài tập về nhà cho buổi học hôm sau. 

Duyên cảm thấy rất áp lực khi phải học thêm quá nhiều: “Học nhiều quá khiến em cảm thấy rất áp lực, đặc biệt là ở các lớp học thêm. Có môn học thêm mẹ đăng ký cho em nhưng có môn em phải bắt buộc học các bạn trong lớp đều học, em mà không đăng ký học theo các bạn thì sợ không theo kịp các bạn. Nhiều lúc em mệt mỏi quá em muốn nghỉ học nhưng không học thì sợ hôm sau lại không hiểu bài”, Duyên nói. 

thieu-2.png
Học sinh cảm thấy mệt mỏi và áp lực khi phải học thêm quá nhiều. Ảnh: Thiều Phương. 

 

Tương tự, em Nguyễn Thị Hương – học sinh lớp 12 (Hà Đông, thành phố Hà Nội) dù không muốn học thêm nhưng vì chuẩn bị cho kỳ thi Đại học nên em vẫn cố gắng: “Kiến thức học trên trường không đủ đáp ứng nhu cầu nên em buộc phải tìm các lớp học thêm để ôn tập. Đa số các lớp học thêm đó là em tự đăng ký những mà học quá nhiều môn cũng khiến em mệt mỏi. Thời gian mỗi buổi học đều dài, bài tập thì có rất nhiều, đặc biệt là có giáo viên còn xin dạy thêm giờ nữa.

“Học thêm vì cũng có điểm tốt là giúp củng cố và bổ sung các kiến thức trên trường, nhưng cũng có điểm không tốt là áp lực học tập nhân lên gấp nhiều lần. Có nhiều lúc căng thẳng quá khiến em không thể học được, muốn nghỉ cả học ở trường lẫn ở lớp học thêm”. - Hương chia sẻ thêm.

Câu trả lời còn bỏ ngỏ

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại kỳ họp Quốc hội diễn ra ngày 11/11 vừa qua, Đại biểu Nguyễn Huy Thái (tỉnh Bạc Liêu) đề cập vấn đề dạy thêm, học thêm online như sau: Dù Bộ GD&ĐT đã nghiêm cấm việc dạy thêm nhưng thực tế gần đây xuất hiện tình trạng dạy thêm, học thêm trực tuyến; thậm chí có trường hợp học sinh bị ép học thêm online. Cử tri bức xúc kiến nghị Bộ cần thanh tra việc dạy thêm, học thêm trực tuyến. Bộ trưởng GD-ĐT nói gì về vấn đề này?

Trả lời câu hỏi chất vấn, ông Nguyễn Kim Sơn – Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định: “Bình thường giáo viên không được dạy thêm, việc dạy thêm, học thêm cần phải ngăn chặn. Học sinh khi học trực tuyến đã căng thẳng nên việc dạy thêm càng phải lên án. Trong thông tư số 09 ngày 30/3 do Bộ ban hành văn bản quy định dạy và học trực tuyến đã quy định số giờ được dạy cho các cấp, các lớp. Các Sở GD-ĐT, các địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra việc học trực tuyến xem có dạy quá giờ không”.

Tranh luận tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Công Long nêu quan điểm không nên tiếp cận vấn đề dạy thêm như một vấn nạn của xã hội và theo hướng tư duy như cũ, là cái gì không quản được thì cấm. Phải suy xét việc học thêm theo nhiều khía cạnh như tác dụng, nhu cầu thực tiễn và ý nghĩa của việc học thêm và có cách ứng xử phù hợp hơn với nhà giáo.  

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho rằng có 4 vấn đề chiều sâu cần quan tâm liên quan đến việc dạy thêm. Thứ nhất, cần giảm tải chương trình, sách giáo khoa. Thứ hai, đổi mới phương pháp dạy học, từ dồn ép kiến thức sang dạy tư duy. Thứ ba, ông Thành đề nghị cần đổi mới, cải tiến phương pháp thi cử mạnh mẽ hơn nữa. Nội dung thì "cần tập trung vào đổi mới sáng tạo của học sinh nhiều hơn, thay vì thi theo mẫu. Đây là điểm mấu chốt".Thứ tư, ông Thành cho rằng nếu còn hệ thống trường chuyên thì còn dạy thêm, học thêm. 

Trao đổi lại với đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để giải quyết vấn đề dạy thêm học thêm cần những giải pháp ở phương diện hành chính nhưng cũng cần những giải pháp chuyên môn cũng như quan điểm, tinh thần, thái độ và dư luận xã hội.

Thời gian tới Bộ cũng tính đến phương án điều chỉnh phương án thi THPT, đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên, để từ góc độ kiểm tra, đánh giá hạn chế được việc dạy thêm học thêm.   

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN