Đến khi nào mới có lời giải chính xác cho bài toán nông sản?

(Sóng trẻ) - Nông sản Việt Nam vì nhiều lý do mà năm nào cũng rơi vào tình trạng mất giá và không thể xuất khẩu, dẫn đến việc bà con bị thương lái ép giá, nông sản hỏng do thời tiết mà không bán được gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Bài toán nông sản vẫn đang là một thách thức lớn đối với chúng ta!

Cứ vào mùa dưa hấu mỗi năm, tôi lại xót xa khi chứng kiến trên bản tin thời sự hình ảnh những hàng dài xe tải xếp hàng trên cửa khẩu Tân Thanh mà không được xuất sang Trung Quốc. Để rồi dưới thời tiết khắc nghiệt, cũng công tác vận chuyển không đảm bảo, những quả dưa bị ủng, bị hỏng. Người dân lại lo lắng, hớt hải bán tống bán tháo, thậm chí có năm phải cho trâu bò ăn dưa hấu!

Chứng kiến những hình ảnh đó, ta tự đặt ra câu hỏi trong đầu rằng : “ Tại sao dân mình cứ phải khổ, sao không mang dưa về bán trong nước ?”. Năm nay, khi đồng bào Quảng Nam gặp khó khăn vì không tiêu thụ được dưa hấu, những tấm lòng từ thiện đã xuất hiện. Rất nhiều những chiến dịch, chương trình do các cá nhân, hay các hội từ thiện đứng lên tổ chức mua dưa ủng hộ cho đồng bào ta. 

a4c80cb5f_anh3_jciq.jpg.jpg

Đến khi nào mới có lời giải chính xác cho bài toán nông sản?

Hàng chục tấn dưa được chuyển về hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều được bán hết nhanh chóng. Và rất đáng mừng là không chỉ riêng dưa hấu, mà trong miền Nam đã bắt đầu có chiến dịch vận động ủng hộ mua hành tím giúp đồng bào miền Tây. Dù chỉ là những hành động nhỏ, con số cũng chưa thấm tháp vào đâu nhưng đó chính là động lực, là hành động đáng quý thể hiện truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. 

Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui thì nỗi lo vẫn còn. Đó là liệu tình thương sẽ giúp đỡ được người dân trồng nông sản đến bao giờ ? Không chỉ riêng dưa hấu mà còn có nho, có thanh long, có hành và sắp tới là mùa vải thiều đang đến gần. Đến khi nào thì người nông dân mới có thể kết thúc điệp khúc “Được mùa nhưng mất giá”?

Bởi dù hàng chục tấn dưa đã được tiêu thụ trong nước nhưng còn hàng trăm ruộng dưa khác của Quảng Nam chưa bán được một quả nào. Chưa kể đến tình trạng bà con bị ép giá dưa xuống mức thấp nhất chỉ còn 500 đồng/kg. Nông sản thì nhiều mà nguồn tiêu thụ lại quá ít. Dân ta được mùa thì lập tức chuyển thẳng lên cửa khẩu với ước mong có thể xuất khẩu một lúc vài chục tấn hàng. Nhưng lại không tính đến chuyện ai cũng nghĩ như mình, cửa khẩu ách tắc không thể xuất khẩu ngay lập tức, nông sản cũng vì thế mà giảm chất lượng, thậm chí bị hỏng do nhiều yếu tố bên nài tác động.Thiết nghĩ cần có những hướng dẫn cụ thể của chính quyền và các cơ quan chức năng với người nông dân.

Việc làm đầu tiên chính là nâng cao kiến thức,kỹ thuật canh tác, trồng trọt của người dân. Một trong những nguyên nhân khiến nông sản của ta hay bị mất giá là bởi chất lượng chưa cao, người dân vẫn trồng trọt theo những phương thức truyền thống, lỗi thời. 

Tiếp đến là lập ra những cơ sở, đại lý thu mua nông sản trực tiếp từ người dân để tránh tình trạng dân ta bị các thương lái trong nước và nước nài ép giá. Đối với mặt hàng nông sản là hoa quả thì nên xây dựng những nhà máy ép nước, sấy khô hoa quả. Và một điều quan trọng nữa là đẩy mạnh tuyên truyền “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, dân ta phải tin dùng những mặt hàng trong nước trước thì mới có thể xuất khẩu được sang thị trường quốc tế.

Để làm được những điều trên, cần có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa người dân trồng nông sản với các cơ quan chức năng, và hơn nữa là với chính những người tiêu dùng trong nước. Có như vậy, bài toán nông sản mới có thể đi đến hồi kết !

                                                                                                       Vũ Thảo
                                                                                               Truyền hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN