Đi “săn” các sự kiện văn hoá cùng giới trẻ
(Sóng Trẻ) - Hàng tuần, giới trẻ Hà Nội, nhất là sinh viên các trường đại học có cơ hội khám phá,thưởng thức những sự kiện văn hoá tuyệt vời giữa lòng Thủ đô. Vấn đề là bạn có biết cách đi “săn” những sự kiện ấy?
Thưởng thức nghệ thuật… miễn phí
Thay vì ngồi hàng giờ lướt web, lê la tại quán xá vỉa hè hay tới các rạp chiếu phim đông nghẹt người vào cuối tuần, một bộ phận giới trẻ đang háo hức đi “săn” các sự kiện văn hoá ở Hà Nội. Nhanh mắt, nhanh chân một chút là các bạn được tham dự rất nhiều sự kiện hấp dẫn như hoà nhạc, chiếu phim, triển lãm… miễn phí. Đây là cơ hội giúp các bạn vừa được giải trí vừa được cập nhật khối kiến thức văn hoá nghệ thuật.
Trước hết, các bảo tàng, nhà triển lãm và hệ thống trung tâm văn hoá các nước tại Hà Nội chính là những địa chỉ “đỏ” cho mọi người tìm đến với những sự kiện văn hoá chất lượng. Viện ethe, Trung tâm văn hoá Pháp là hai nơi có lịch sự kiện khá dày, được nhiều bạn trẻ yêu mến. Đến đây, chỉ cần để lại email tại phòng chương trình, bạn sẽ được cập nhật đầy đủ các sự kiện hàng tuần.
Nài ra, chăm chỉ theo dõi mục Văn hoá trên các báo như Tiền Phong, Nhân Dân… cũng là giúp bạn nắm được những sự kiện nào đáng quan tâm đã, đang và sắp diễn ra. Qua đó, mỗingười sẽ chọn được cho mình những chương trình, sự kiện phù hợp với sở thích,ngành học và nhu cầu riêng.
Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (Đại học Nại thương) chia sẻ: “Mình rất hay đến các bảo tàng như Bảo tàng Mỹ Thuật, Bảo tàng Dân tộc học… Đó là những nơi có nhiều triển lãm, trưng bày và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Ở Trung tâm Văn hoá Pháp cũng thường tổ chức hoà nhạc hoặc chiếu phim vào cuối tuần, giá vé cực mềm. Đặc biệt với sinh viên chỉ còn 10.000/vé. Tuy đó không phải là những bộ phim đang “hot” nài rạp, nhưng đều là những bộ phim nổi tiếng, đã qua tuyển chọn kĩ càng.”
Thông thường, những chương trình tổ chức tại các địa chỉ uy tín trên đều đã được sàng lọc kĩ càng. Có điều, nhiều chương trình vẫn còn xa lạ đối với các bạn trẻ. “Ban đầu còn hơi… ngại vì đó toàn là những thể loại “bác học” kén người xem. Nhưng đi vài lần thành thích rồi ham lúc nào không hay” - Nguyễn Thu Huyền (Đại học Quốc gia Hà Nội) tâm sự.
Mặc dù học tự nhiên, nhưng Huyền rất quan tâm tới văn hóa, nghệ thuật. Hiểu biết về nghệ thuật của Huyền “lớn” lên nhiều nhờ những chương trình “miễn phí” này. “Đáng nhớ nhất là dịp Tuần Châu Âu tại Việt Nam, mình nhanh chân đăng kí được vé tham dự của hầu hết các chương trình. Vậy là rả rích từ đầu tháng 5 sang tháng 6, mình mấy lần được đi nghe hoà nhạc tại Nhà Hát Lớn, được dự buffet, được đi xem phim ở Rạp Chiếu phim Quốc gia. Chất lượng phục vụ thì tuyệt vời!”- Huyền chia sẻ thêm.
Quan trọng là bạn phải đọc được thông tin sớm, gọi điện, gửi mail hoặc trực tiếp tới đăng kí vé mời. Do lượng vé có hạn, nên mình phải liên hệ ngay khi có thể. Tạo mối quan hệ tốt với người phụ trách chương trình để được ưu tiên nhận vé cũng là một “bí kíp” hay mà nhiều bạn rỉ tai nhau.
Đi “săn” để học
Những sự kiện văn hoá tổ chức thân thiện, công phu, chất lượng như trên thực sự rất cần thiết và bổ ích. việc tới thăm các bảo tàng hoặc đi nghe hoà nhạc thính phòng, tới dự các triển lãm mỹ thuật vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với các bạn trẻ. Nhiều bạn còn tỏ ra “kì thị” đối với những thú thưởng thức nghệ thuật trên.
Hăng hái tham gia các hoạt động ấy các bạn trẻ vừa được “thả mình” vào đời sống năng động, đồng thời có thể lấp được những “lỗ hổng” kiến thức về văn hoá – nghệ thuật của mình.
Vân Anh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Nhờ nhiệt tình tham gia những chương trình văn hóa ở Thủ đô mà mình có thêm đề tài để viết, có thêm nguồn tư liệu quan trọng cho nghề sau này”. Với động lực đó lại ham học hỏi, Vân Anh đi không sót buổi biểu diễn nào từ tuồng, chèo đến hoà nhạc giao hưởng, triển lãm sắp đặt…
Dù không phải lúc nào cũng hiểu hết được giá trị, nội dung các tác phẩm mình được thưởng thức “nhưng cái gì mình chưa hiểu, được tiếp cận rồi sẽ cố gắng tìm hiểu thêm. Như thế cũng là “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, Duy Tuấn (Đại học Nại ngữ) vui vẻ khẳng định.Thực tế, có nhiều chương trình nghệ thuật, trình diễn hoàn toàn bị động khi tiếp xúc nhưng với sự ham học hỏi, Tuấn đã tự tìm hiểu để mở rộng vốn kiến thức văn hóa nghệ thuật của mình.
Anh Nguyễn Việt Hà (Công ty in Hàng Không) cho biết: “Dù đã ra trường, đi làm hai năm nay, nhưng tôi vẫn giữ thói quen update để tham gia những sự kiện văn hoá mà mình yêu thích. Chúng rất hữu ích trong quan hệ giao tiếp. Các bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên nếu có cơ hội nên nhiệt tình tham gia, học hỏi”.
Đi “săn” các sự kiện văn hóa, giới trẻ đang từng ngày khẳng định những nét “trẻ” đáng yêu của mình qua những hoạt động đời sống phong phú, ý nghĩa như thế này. Bằng sự năng động, thông minh, hi vọng các bạn trẻ sẽ có cách tiếp cận, tiếp thu từ những sựkiện văn hóa này những điều bổ ích nhất.
Hàng tuần, các bạn quan tâm có thể đến những địa chỉ sau để “săn” nhiều sự kiện văn hoá hấp dẫn:
Viện ethe- 56-58 Nguyễn Thái Học
Trung tâm văn hoá Pháp- 24 Tràng Tiền
Ngôi Nhà nghệ thuật - 31A Văn Miếu
Hanoi Cinematheque - 22A hai Bà Trưng
Website: www.hanoigrapevine.com
Quỳnh Anh
Báo mạng điện tử K.27
Thưởng thức nghệ thuật… miễn phí
Thay vì ngồi hàng giờ lướt web, lê la tại quán xá vỉa hè hay tới các rạp chiếu phim đông nghẹt người vào cuối tuần, một bộ phận giới trẻ đang háo hức đi “săn” các sự kiện văn hoá ở Hà Nội. Nhanh mắt, nhanh chân một chút là các bạn được tham dự rất nhiều sự kiện hấp dẫn như hoà nhạc, chiếu phim, triển lãm… miễn phí. Đây là cơ hội giúp các bạn vừa được giải trí vừa được cập nhật khối kiến thức văn hoá nghệ thuật.
Trước hết, các bảo tàng, nhà triển lãm và hệ thống trung tâm văn hoá các nước tại Hà Nội chính là những địa chỉ “đỏ” cho mọi người tìm đến với những sự kiện văn hoá chất lượng. Viện ethe, Trung tâm văn hoá Pháp là hai nơi có lịch sự kiện khá dày, được nhiều bạn trẻ yêu mến. Đến đây, chỉ cần để lại email tại phòng chương trình, bạn sẽ được cập nhật đầy đủ các sự kiện hàng tuần.
Nài ra, chăm chỉ theo dõi mục Văn hoá trên các báo như Tiền Phong, Nhân Dân… cũng là giúp bạn nắm được những sự kiện nào đáng quan tâm đã, đang và sắp diễn ra. Qua đó, mỗingười sẽ chọn được cho mình những chương trình, sự kiện phù hợp với sở thích,ngành học và nhu cầu riêng.
Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (Đại học Nại thương) chia sẻ: “Mình rất hay đến các bảo tàng như Bảo tàng Mỹ Thuật, Bảo tàng Dân tộc học… Đó là những nơi có nhiều triển lãm, trưng bày và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Ở Trung tâm Văn hoá Pháp cũng thường tổ chức hoà nhạc hoặc chiếu phim vào cuối tuần, giá vé cực mềm. Đặc biệt với sinh viên chỉ còn 10.000/vé. Tuy đó không phải là những bộ phim đang “hot” nài rạp, nhưng đều là những bộ phim nổi tiếng, đã qua tuyển chọn kĩ càng.”
Thông thường, những chương trình tổ chức tại các địa chỉ uy tín trên đều đã được sàng lọc kĩ càng. Có điều, nhiều chương trình vẫn còn xa lạ đối với các bạn trẻ. “Ban đầu còn hơi… ngại vì đó toàn là những thể loại “bác học” kén người xem. Nhưng đi vài lần thành thích rồi ham lúc nào không hay” - Nguyễn Thu Huyền (Đại học Quốc gia Hà Nội) tâm sự.
Mặc dù học tự nhiên, nhưng Huyền rất quan tâm tới văn hóa, nghệ thuật. Hiểu biết về nghệ thuật của Huyền “lớn” lên nhiều nhờ những chương trình “miễn phí” này. “Đáng nhớ nhất là dịp Tuần Châu Âu tại Việt Nam, mình nhanh chân đăng kí được vé tham dự của hầu hết các chương trình. Vậy là rả rích từ đầu tháng 5 sang tháng 6, mình mấy lần được đi nghe hoà nhạc tại Nhà Hát Lớn, được dự buffet, được đi xem phim ở Rạp Chiếu phim Quốc gia. Chất lượng phục vụ thì tuyệt vời!”- Huyền chia sẻ thêm.
Quan trọng là bạn phải đọc được thông tin sớm, gọi điện, gửi mail hoặc trực tiếp tới đăng kí vé mời. Do lượng vé có hạn, nên mình phải liên hệ ngay khi có thể. Tạo mối quan hệ tốt với người phụ trách chương trình để được ưu tiên nhận vé cũng là một “bí kíp” hay mà nhiều bạn rỉ tai nhau.
Đi “săn” để học
Những sự kiện văn hoá tổ chức thân thiện, công phu, chất lượng như trên thực sự rất cần thiết và bổ ích. việc tới thăm các bảo tàng hoặc đi nghe hoà nhạc thính phòng, tới dự các triển lãm mỹ thuật vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với các bạn trẻ. Nhiều bạn còn tỏ ra “kì thị” đối với những thú thưởng thức nghệ thuật trên.
Hăng hái tham gia các hoạt động ấy các bạn trẻ vừa được “thả mình” vào đời sống năng động, đồng thời có thể lấp được những “lỗ hổng” kiến thức về văn hoá – nghệ thuật của mình.
Vân Anh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Nhờ nhiệt tình tham gia những chương trình văn hóa ở Thủ đô mà mình có thêm đề tài để viết, có thêm nguồn tư liệu quan trọng cho nghề sau này”. Với động lực đó lại ham học hỏi, Vân Anh đi không sót buổi biểu diễn nào từ tuồng, chèo đến hoà nhạc giao hưởng, triển lãm sắp đặt…
Dù không phải lúc nào cũng hiểu hết được giá trị, nội dung các tác phẩm mình được thưởng thức “nhưng cái gì mình chưa hiểu, được tiếp cận rồi sẽ cố gắng tìm hiểu thêm. Như thế cũng là “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, Duy Tuấn (Đại học Nại ngữ) vui vẻ khẳng định.Thực tế, có nhiều chương trình nghệ thuật, trình diễn hoàn toàn bị động khi tiếp xúc nhưng với sự ham học hỏi, Tuấn đã tự tìm hiểu để mở rộng vốn kiến thức văn hóa nghệ thuật của mình.
Anh Nguyễn Việt Hà (Công ty in Hàng Không) cho biết: “Dù đã ra trường, đi làm hai năm nay, nhưng tôi vẫn giữ thói quen update để tham gia những sự kiện văn hoá mà mình yêu thích. Chúng rất hữu ích trong quan hệ giao tiếp. Các bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên nếu có cơ hội nên nhiệt tình tham gia, học hỏi”.
Đi “săn” các sự kiện văn hóa, giới trẻ đang từng ngày khẳng định những nét “trẻ” đáng yêu của mình qua những hoạt động đời sống phong phú, ý nghĩa như thế này. Bằng sự năng động, thông minh, hi vọng các bạn trẻ sẽ có cách tiếp cận, tiếp thu từ những sựkiện văn hóa này những điều bổ ích nhất.
Hàng tuần, các bạn quan tâm có thể đến những địa chỉ sau để “săn” nhiều sự kiện văn hoá hấp dẫn:
Viện ethe- 56-58 Nguyễn Thái Học
Trung tâm văn hoá Pháp- 24 Tràng Tiền
Ngôi Nhà nghệ thuật - 31A Văn Miếu
Hanoi Cinematheque - 22A hai Bà Trưng
Website: www.hanoigrapevine.com
Quỳnh Anh
Báo mạng điện tử K.27
Cùng chuyên mục
Bình luận