Đời rác...

(Sóng Trẻ) - Phố Hoàng Cầu- Đống Đa, mảnh đất giữa lòng thủ đô tưởng chừng sôi động, phồn hoa lại là nơi có rất nhiều mảnh đời đang mưu sinh bằng nghề nhặt rác.

Mảnh đời bên đống rác

Len theo lối nhỏ vào ngõ 34, phố Hoàng Cầu, tôi tìm đến nơi ở của những mảnh đời rác. Thật khó để tin được giữa Thủ đô lại có những căn nhà ổ chuột như vậy nhưng đây là nơi “tụ họp” của 120 người đang mưu sinh bằng rác.

Tôi trò chuyện với bà Rạng, quê Hưng Yên, bà đã gắn bó với cái nghề này ngót10 năm, dù đã 60 tuổi nhưng bà vẫn phải gắn chặt đời mình với nó. Khuôn mặt của bà in hằn vẻ khó nhọc, đôi mắt đã mờ đi nhưng vẫn phải lao động, đôi má gầy gò và lấm láp mồ hôi.  Người ta gọi bà là lão làng về rác trong những ngôi nhà ổ chuột này.

Bà Rạng tâm sự: “Già yếu, không làm được gì thì đi nhặt những thứ phế liệu, đồng nát, kiếm ít tiền gửi về cho gia đình. Nếu chăm chỉ, tiết kiệm thì một ngày cũng kiếm được 100 nghìn đồng. Nhưng không phải ngày nào cũng như ngày nào”.

Tôi tiếp chuyện với chú Ngọc, quê Nam Định, chú nhặt phế liệu được 4 năm. Gánh nặng nuôi 4 đứa con, đứa lớn nhất 18 tuổi, đứa bé nhất 3 tuổi, vợ thì ốm triền miên, chú phải xa gia đình lên Hà Nội kiếm sống và “bỗng nhiên” trở thành người bạn của những đống rác. Chú Ngọc chia sẻ: “Mỗi tháng chú kiếm được 1 triệu đồng, tháng nào khấm khá hơn thì được 1 triệu rưỡi, không dám tiêu gì vì biết ở quê đang có nhiều người trông chờ đồng tiền của chú”.

“Mỗi kilogam nhựa bán được 2 nghìn đồng, phải thắt lưng buộc bụng lại gửi tiền về quê để lo cho chồng cho con” – một phụ nữ đang nhặt đống chai lọ nói to. Chị đang làm một công việc mà tất cả những người ở khu chung cư rác này vẫn làm là phân loại rác.

184979a8c_49173153cddee46adac446ea0f009a74_50947508.1.jpg

Đời bạc như rác

Công việc là thế. Đến bữa ăn nhìn lại càng ảm đạm. Một đĩa rau muống luộc, một đĩa đậu phụ luộc, một cái bát ăn cơm, một đôi đũa cũ, một nồi cơm gạo khô khốc - bữa cơm của một người 60 tuổi như  bà Rạng. Tôi cảm tưởng như bữa cơm đơn độc như người phụ nữ kia đang một mình đứng giữa những đống chai lọ dưới kia vậy. “Ăn đậu và trứng mềm cho dễ nuốt, hơn nữa tiền ăn thịt không có nên ăn cho qua bữa”, bà Rạng chia sẻ.

Tôi nghĩ đến việc ăn cho qua bữa nhưng sức khỏe và công việc không cho phép những con người này sống qua bữa. Thức dậy từ lúc 5giờ sáng và có người đi thâu trưa đến 23 giờ mới về. “Qua bữa” như thế nào! Rồi cả đến việc “qua bữa” nhiều ngày như thế, liệu họ có tiếp tục được hay không!

Sau một ngày làm việc mệt nhọc, họ trở về với căn phòng của mình. Căn phòng của bà Rạng rộng 8 mét vuông với giá hữu nghị 300 nghìn đồng, thế đã lấy làm hạnh phúc. Còn căn phòng của những người khác thì cũng không hơn gì. Nó vẻn vẹn chưa đầy 10 mét vuông nhưng lại là nơi ở của 3, thậm chí là 4 người, với mức tiền cho thuê 500 nghìn đồng một tháng, chưa tính tiền điện nước.

Đến đây, tôi thấy những ngôi nhà sàn “kiểu mới”. Những ngôi nhà ấy san sát bên nhau, tạo thành khu chung cư. Hai tiếng “chung cư” mới thảm thương, mới buồn biết bao. Cũng đúng, có chung một cầu thang, chung một dây phơi quần áo, có thể là chung cả lối vào phòng và thậm chí họ chung một công việc, chung “đời rác”.

Không có cửa chỉ có tấm rèm che. Không có giường chỉ có một mảnh chiếu, không có tủ cất quần áo chỉ có một dây giăng treo. Ngồi trong căn phòng của bà Rạng mà mùi ẩm mốc của đống rác ở dưới bốc lên, phân gián, phân chuột dính đầy cả sàn. Ở ngôi nhà sàn “kiểu mới” này chỉ có bóng đèn luôn luôn sáng, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những khe sáng nhỏ len vào những chỗ bị nứt trên mái nhà. Bởi mái nhà lợp cũng thật đơn giản, đó là những tấm bạt cũ, những tấm tôn méo mó, những mảnh chiếu mà người ta vứt đi… mà những người sống ở khu nhà ổ chuột mới được đón chút nắng của tự nhiên.

“Rác” còn thì đời rác… chưa hết

Bữa cơm đạm bạc đã xong, bà Rạng tiếp tục với công việc di mua ve chai, đồng nát của mình. Ai không có đủ sức đi thì đi nhặt ở những đống rác gần. Cuộc sống cứ thế diễn ra, lặng lẽ và im lặng, và rồi họ lại côi cút trở về với ngôi nhà ổ chuột.

Chú Ngọc tiếp tuc ngồi bên đống phế liệu để phân chúng ra làm nhiều loại. Chú đang cố gắng dành dụm tiền cho vợ chữa bệnh ở nhà. Không may mắn, đứa con của chú không được khỏe mạnh như những đứa khác, vì vậy gánh nặng vẫn oằn trên vai chú. Gương mặt của in hằn thêm sư vất vả, cực nhọc.

Cô Hà lại đạp chiếc xe cũ mòn không biết từ bao giờ tiếp tục chuyến “ngao du” mua phế liệu. Bà Rạng thì xách cái bao tải đi xung quanh những bãi rác gần,… tất cả cứ diễn ra như có ai đó đã sắp xếp “lịch” vậy.

Đôi mắt buồn, gò má gầy và mái tóc đã ngả màu vẫn bước tiếp trên những con đường cũ, nhưng bà Rạng vẫn luôn hy vọng một điều gì đó sẽ đến với bà. Rằng một ngày mai bà sẽ được về quê, bà sẽ không phải nhặc rác nữa. Có lẽ bà an ủi lòng bà như vậy để có thêm sức sống và tiếp tục nhặt phế liệu…

Không ai có thể biết trước họ sẽ kết thúc công việc này chiều nay, ngày mai, tuần sau, tháng sau hay thậm chí là năm sau,.. Nhưng có một điều ai cũng nhận ra rằng họ vẫn tiếp tục duy trì nghề đó như một “lẽ sống”. Bà Rạng tâm sự: “Bà sẽ làm công việc này đến cuối đời, đến khi nào bà không thể đi nhặt được đống phế liệu, không thấy, không phân biệt được đống phế liệu nữa thì bà mới về quê”.

Cuộc sống vẫn thầm lặng trôi trong khu chung cư ổ chuột ở giữa lòng Thủ đô tráng lệ. Những con người nơi đây vẫn yên phận bên những đống phế liệu, họ vẫn tìm tới rác để sống cuộc sống theo nghĩa của riêng họ. Không biết cuộc sống của họ sẽ tiếp diễn đến bao giờ và sẽ đi về đâu…

Phương Hạnh
Truyền hình k29a2
Học viện Báo chí – Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN