Dự án giáo dục cho trẻ điếc IDO: ươm những mầm xanh
(Sóng trẻ) - Đến với Việt Nam từ năm 2013, dự án giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường IDEO đã tạo ra một mô hình dạy và học đạt được những thành công và để lại dấu ấn trong việc giúp trẻ điếc giao tiếp với gia đình và hòa nhập cùng xã hội.
Nuôi hy vọng cho trẻ điếc
Theo chân cô Ngô Kim Oanh - giáo viên của dự án IDEO tới một căn nhà nhỏ trong hẻm phố Bùi Xương Trạch (Thanh Xuân - Hà Nội). Đây chính là mái ấm của bé Trần Vũ Nhật Huy Huy (4 tuổi) - một trong những trẻ thuộc nhóm "Hỗ trợ gia đình" của cô Oanh.
Buổi học với sự tham gia của gia đình bé Huy vừa giúp cho bé cảm thấy thoải mái vừa giúp phụ huynh có thể nắm bắt thêm về ngôn ngữ kí hiệu.
Trong gần 2 tiếng, giáo viên và phụ huynh vô cùng vất vả để có thể giúp bé Huy tập trung vào bài học, đây là điều thường thấy ở các trẻ điếc chính vì vậy đòi hỏi người dạy phải hết sức kiên trì.
Mẹ bé Huy niềm nở chia sẻ: " Nhờ có dự án IDEO mà giờ đây chúng tôi có thể giao tiếp với con điều mà trước đây vợ chồng tôi đã không thể làm được và vô cùng lo lắng."
Nhóm Hỗ trợ gia đình là mô hình đặc trưng của IDEO, tạo môi trường để trẻ có thể học cùng bố mẹ tại chính nơi trẻ cảm thấy gần gũi nhất. Với 8 nhóm hỗ trợ gia đình, IDEO hiện đang giúp đỡ hơn 150 trẻ điếc trên địa bàn thành phố Hà Nội với đội ngũ gồm 25 giáo viên điếc.
Cùng với đó, IDEO còn tổ chức lớp học tại trung tâm câm điếc Xã Đàn và Nhân Chính giúp trẻ giao tiếp và hoà nhập với nhau.
Lớp học tại trung tâm Xã Đàn cho các trẻ điếc.
Lan tỏa niềm vui
Việc giúp các bậc phụ huynh có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu với trẻ là một trong những mục tiêu hàng đầu của IDEO, chính vì vậy mà các lớp dạy ngôn ngữ cho các bậc phụ huynh rất được IDEO chú trọng.
Tối thứ hai hàng tuần, tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Hà Nội), các phụ huynh được tham gia lớp học ngôn ngữ kí hiệu và cách dạy trẻ điếc. Không chỉ là lớp học, các phụ huynh còn đến đây để chia sẻ những thiệt thòi, khó khăn trong cuộc sống với những người có cùng hoàn cảnh.
"Nhìn con chơi ở sân một mình trong khi các bạn khác thì chơi với nhau, hay lúc những trẻ khác chỉ trỏ và con, tôi thấy thương cho các con lắm." chị Hà Phương chia sẻ với các phụ huynh.
Bên cạnh những buổi học, các giáo viên của IDEO thường xuyên tổ chức những buổi dã nại tại các công viên hay di tích lịch sử nhằm tăng khả năng tương tác cho trẻ điếc.
Chuyến đi dã nại Văn Miếu của nhóm hỗ trợ gia đình IDEO.
Trải qua hơn 2 năm, IDEO không chỉ chuẩn bị hành trang trước khi tới trường, mà hơn tất cả, IDEO đã đưa những trẻ điếc hoà nhập với gia đình, từ đó tạo tiền đề hòa nhập vào xã hội.
Hành trình 3 năm hoạt động của IDEO Việt Nam sắp kết thúc, tuy nhiên mô hình của IDEO được đánh giá là cơ hội lớn mở ra nhiều bước tiến lớn trong việc giáo dục trẻ khuyết tật ở nước ta.
IDEO (The Intergenerational Deaf Education Outreach Project) là dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường do Bộ giáo dục và đào tạo hợp tác cùng Tổ chức Quan tâm thế giới (World Concern) thực hiện với nguồn tài trợ từ Chính phủ Việt Nam và Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản (JSDF).
|
Doãn Bách
BM33
Cùng chuyên mục
Bình luận