Du học sinh khiếp sợ vì giao thông Việt Nam

(Sóng trẻ) - “Ở bên nước mình không bao giờ thấy chuột. Ở Việt Nam, đôi khi đang đi xe máy trên đường vào buổi tối cũng có thể gặp mấy chú chuột chạy chạy như vừa đi chơi về, hoặc là gặp chuột bị tai nạn…” – Đó là chia sẻ dí dỏm về những ấn tượng với giao thông Việt Nam của Liong Maya, một du học sinh Ukraina. 

Sinh năm 1995, Liong Maya (tên thường gọi Lương Phương Mai) hiện đang là sinh viên K52, khoa Kinh tế Quốc tế, Đại học Nại thương. Với Maya, Việt Nam có một sức hút kì lạ khó cưỡng: “Mình ấn tượng với nơi đây bởi những góc phố nhỏ, chật chội nhưng rất gần gũi và ấm cúng. Con người Việt Nam thân thiện, vui vẻ và luôn có những tấm lòng rộng mở. Đó là lý do vì sao mình muốn đến Việt Nam du học và muốn gắn bó với mảnh đất này”. 

60db02403_irlnaithuongvatrainghiemkhiepsovegiaothongvn.jpg
Liong Maya -  du học sinh Ukraina (bên trái)

Dù đã học tập tại Việt Nam gần 4 năm, nhưng ấn tượng về dải đất hình chữ S và những kỉ niệm ngày đầu du học khiến cô không bao giờ quên.

Liong Maya vẫn không khỏi kinh hoàng khi nói về giao thông tại Việt Nam. Cô chia sẻ: “Mình đã từng nghe và chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông nên bây giờ mỗi khi đi trên đường mình thấy như… chiến tranh. Dù ở đây một thời gian dài nhưng mình vẫn rất sợ khi qua đường. 

Hồi mới sang, mình phải mất đến 30 phút để chuẩn bị tinh thần và cầu nguyện. Không ai tôn trọng làn đường hay vạch qua đường dành cho người đi bộ cả. Họ cứ tiện đâu là qua đường chỗ đó. Mỗi lần băng sang đường giữa dòng xe cộ nườm nượp là một cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm mà mình chưa từng được "trải nghiệm" ở nước mình.

60db02403_giaothongvietnamxauxitrongmatkhachtay.jpg
Mỗi lần băng sang đường giữa dòng xe cộ nườm nượp là một cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm

Và còn điều nữa rất lạ, là hình như người Việt Nam đội mũ bảo hiểm không phải để đảm bảo an toàn trên đường mà chỉ nhằm tránh bị cảnh sát giao thông phạt.

Một hình ảnh dễ thấy khác ở Việt Nam là việc các phương tiện giao thông chở quá số người quy định. Tại nhiều khu vực, việc tắc đường khiến nhiều người điều khiển xe đạp và xe máy phải đi lên vỉa hè của người đi bộ, trong khi nhiều người không ngại đi ngược chiều để thoát khỏi chỗ tắc”.

60db02403_images1219295_giaothong_chihieu_sgtt.jpg
Giao thông đông đúc

“Người nại quốc sang Việt Nam, muốn an toàn khi ra đường thì phải trải qua khóa huấn luyện đặc biệt như "vẫy tay" cật lực để người đi đường để ý và tránh xa”. – Maya dí dỏm chia sẻ “bí kíp” sau hơn 3 năm sống tại Việt Nam.

Vấn đề giao thông tại Việt Nam luôn là điều khiến các du khách nước nài lo ngại. Đối với họ, việc băng qua đường trở thành một "nhiệm vụ bất khả thi".

Thúy Nga








Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN