E ngại rác thải mọc lên từ chính biển cấm

(Sóng trẻ) - Tình trạng vứt rác thải bừa bãi của người dân tại thành phố Hà Nội đang ngày càng trở thành "nút báo động" cho vẻ đẹp của những con phố trải khắp thủ Đô.

Tiện đâu vứt đấy 

Từ cốc nhựa, túi nilon, vỏ bim bim nằm trên vỉa hè đến những bãi bãi rác tự phát không chỉ chứa rác thải sinh hoạt mà còn gạch vụn, rác từ công trình, thậm chí là nội thất như ghế sofa cũ… tất cả những thứ ấy đều được vứt la liệt, chất đống, ùn ứ, bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng, gây không ít khó khăn cho người dân sinh sống và kinh doanh xung quanh. 

Tại khu vực Hoàng Cầu (Đống Đa) xuất hiện vô số những cụm rác to nhỏ. Có đoạn đường dù đã được dựng rào nhằm tránh nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông, nhưng chân rào, có người còn ném qua rào để không ai phát hiện.

Người dân ngao ngán, rác thải bốc mùi khó chịu (Ảnh: Hồng Hoa)
Người dân ngao ngán, rác thải bốc mùi khó chịu (Ảnh: Hồng Hoa)

Đối diện chợ Đồng Xa nằm trên con phố Mai Dịch, người dân hay vứt rác trước vỉa hè của một quán cà phê. Chị Hằng - quản lý của quán cà phê bày tỏ khi được hỏi về ảnh hưởng của những bọc rác to, nhỏ này: "Khoảng 3 - 4 giờ chiều, người dân trong ngõ sẽ mang rác ra để ở đây thay vì đợi xe rác đến, nhiều khi mấy bọc rác chảy nước, bốc mùi cũng làm khách hơi e ngại khi đến quán". 

Ở đâu có biển cấm, ở đó có rác 

Điều đáng nói, dường như những bãi rác tự phát từ 1-2 túi đến chất đống ngổn ngang, đều nằm dưới tấm biển "cấm đổ rác". Đó là sản phẩm của những cá nhân vô ý thức và không có trách nhiệm với môi trường, chỉ cần có chỗ tiện tay để vứt rác, mặc cho cái nhìn đánh giá của mọi người xung quanh. 

Bất chấp bảng cấm rác, những thùng rác đầy ắp vẫn ngang nhiên “xếp hàng” (Ảnh: Hồng Hoa) 
Bất chấp bảng cấm rác, những thùng rác đầy ắp vẫn ngang nhiên “xếp hàng” (Ảnh: Hồng Hoa) 

Ông Nguyễn Văn Hải, (64 tuổi, trú tại phường Hoàng Liệt) chia sẻ: “Tôi đi qua đây mỗi ngày, nhìn những đống rác cứ chất đầy dưới biển cấm mà thấy buồn. Thời của chúng tôi, không có nhiều biển báo, không ai phải nhắc nhở lẫn nhau như bây giờ, nhưng ý thức giữ gìn nơi sống chung vẫn cao. Còn bây giờ, mặc dù có biển cấm rõ ràng, nhiều người vẫn vứt rác như một thói quen, chẳng cần quan tâm”. 

Cùng chung nỗi thất vọng, chị Trần Thị Lan (38 tuổi, phường Yên Sở) bày tỏ: “Nhiều khi tôi tự hỏi, phải chăng càng có biển cấm thì lại càng thu hút rác? Tôi thấy ở đâu có biển cấm đổ rác thì y như rằng ở đó rác nhiều hơn nơi khác. Vấn đề là ý thức và thói quen của từng cá nhân thôi. Cũng có lần tôi nhắc nhở một người đang vứt rác thì nhận lại ánh mắt khó chịu. Họ nghĩ rằng ai cũng vậy, nên không cần thay đổi”. 

Ngay phía sau biến cấm đổ rác cũng là nơi tập kết rác (Ảnh: Hồng Hoa) 
Ngay phía sau biến cấm đổ rác cũng là nơi tập kết rác (Ảnh: Hồng Hoa) 

Khi được hỏi về mức tiền phạt có hợp lý và có hiệu quả hay không, chị Hà Phương Linh - luật sư tại công ty luật Việt An, chia sẻ ý kiến rằng hành vi xả rác bừa bãi đáng bị phạt, như vậy đưa ra các mức phạt là hợp lý. "Có nhà nghèo vứt rác cũng có nhà giàu vứt rác, quan trọng là ý thức của dân thế nào. Người ta phải tự giảm thiểu và khắt khe lẫn nhau thì mới sạch đường, sạch phố được”,  Chị Linh nói. 

Giải pháp đến từ chính ý thức của người dân

Ông Nguyễn Thượng Hiền - phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường - cho biết: “Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có không ít những đợt tuyên truyền, kêu gọi người dân bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải, song, so với nhu cầu tiêu dùng và ý thức của người dân thì số rác không giảm thiểu được bao nhiêu”. 

Đồng chí Nguyễn Thượng Hiền - phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường (Ảnh: NVCC) 
Đồng chí Nguyễn Thượng Hiền - phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường (Ảnh: NVCC) 

Ngoài số rác thải ước tính được thì số rác thải tự phát bị vứt trên vỉa hè, sông suối,... là một con số rất lớn. Điều này phần lớn đến từ rác thải dân sinh. Ông cũng nhấn mạnh, có thể coi đây là "nút báo động" cho môi trường thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung. 

Theo nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc hệ thống thoát nước… 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN