Fukushima – độc đáo từ sự “hồi sinh”

(Sóng Trẻ) - Trong hai ngày 2/11 và 3/11 vừa qua, đã diễn ra lễ hội Fukushima tại bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36 Lí Thường Kiệt, Hà Nội). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ nại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo du khách trong và nài nước ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là những vị khách tới từ thành phố Fukushima. Họ mang đến Việt Nam một hình ảnh Fukushima thật khác, đó là sự hồi sinh trở lại sau thảm họa sóng thần và nổ nhà máy điện hạt nhân 2011. Những nghi hoặc về phóng xạ, về sóng thần đã không còn nữa, thay vào đó là một Fukushima khỏe mạnh, an toàn trong vẻ đẹp của những nét văn hóa truyền thống và phát triển bền vững.

Tham gia lễ hội, du khách không chỉ có cơ hội được thưởng thức các loại rượu  khác nhau - đặc sản của tỉnh Fukushima, tìm kiếm các cơ hội học tập, nghề nghiệp tại Nhật Bản mà còn được trực tiếp trải nghiệm nghệ thuật cắm hoa thông qua sự hướng dẫn chu đáo tới từ hai cô giáo đất nước Mặt trời mọc. Nghi lễ trà đạo cũng là một trong những điểm nhấn của lễ hội Fukushima.

d06eded5e_anh_2_3.jpg

Rượu đào - một trong những loại rượu được ưa chuộng trong lễ hội

d06eded5e_anh_3_3.jpg

Các bạn trẻ tìm hiểu cơ hội học tập tại gian trưng bày của một trường tại Nhật Bản

Đặc biệt, gian hàng sáng tạo búp bê Okiagari-kobushi là nơi thu hút được sự quan tâm của rất nhiều em nhỏ. Từ lúc chỉ là một màu trắng, qua trí tưởng tượng của các em, búp bê đã có mắt, có miệng và có hồn hơn rất nhiều.  “Có nguồn gốc từ thế kỉ thứ 14, Okiagari-koboshi có hình dạng béo tròn được làm từ giấy bồi. Đây là vật mang lại may mắn, là biểu tượng của sự kiên trì bền gắn và khả năng hồi phục.” Ông Kokubun Kenji – một người dân địa phương chia sẻ.

d06eded5e_anh_5_3.jpg

d06eded5e_anh_6_3.jpg

Các bé thiếu nhi sáng tạo với Okiagari-kobushi

Nài ra trong khuôn khổ lễ hội Fukushima, còn diễn ra các hoạt động như: trưng bày về sự kiện sóng thần và 2 năm tái thiết thành phố, chiếu phim về Fukushima và trình diễn trang phục kimono, các điệu nhảy dân gian truyền thống.

d06eded5e_anh_7_3.jpg

Hình ảnh Fukushima sau thảm họa...

edd9ef438_anh_8_2.jpg

... Và hình ảnh Fukushima hiện nay

Người Việt Nam từng biết đến Fukushima qua thảm họa sóng thần và vụ nổ nhà máy điện hạt nhân vào tháng 3 năm 2011. Hai thảm họa diễn ra liên tiếp gần như đã hủy diệt thành phố xinh đẹp, yên bình. Nhưng những gì được trưng bày trong lễ hội Fukushima đã chứng tỏ rằng trong hơn 2 năm qua, người dân nơi đây đã sống và lao động để mang lại vẻ đẹp vốn có của vùng đất này.


Phí Thị Thu Hằng
Lớp Truyền hình K31A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN