Giấc ngủ đang bị xem nhẹ?

(Sóng trẻ) - Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ người đột quỵ đang ngày càng “trẻ hóa”, chiếm 1/3 trong tổng số các trường hợp đột quỵ. Một trong những yếu tố sâu xa dẫn đến tình trạng này đó là việc thức khuya ở giới trẻ - vấn đề còn gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Giới trẻ thờ ơ với giấc ngủ 

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, việc thức khuya đối với những bạn trẻ hiện nay đã là chuyện thường ngày như “cơm bữa” và có hàng trăm lý do để biện minh cho việc đó. Thực trạng này đang diễn ra ngày càng phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến lối sống sinh hoạt mà còn là mầm mống nguy hại tới sức khỏe.

Chị Vân Chi (22 tuổi, sinh viên năm 4 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho hay: “Thường lịch học của mình sẽ vào buổi sáng, sau đó mình sẽ đi làm đến 9 giờ tối sẽ về nhà. Vì thế thời gian trong ngày để vui chơi, giải trí sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng rất ít và hầu như là hiếm khi có dịp được nghỉ ngơi. Cùng với đó, bài tập trên trường cũng như công việc ở công ty khối lượng khá nhiều nên thường mình sẽ dành thời gian buổi tối cho đến khuya để hoàn thành nó. Vậy nên mình thường đi ngủ vào lúc 3 giờ sáng và có những hôm thức đến sáng để đi học vì sợ sẽ ngủ quên”. 

1-anh-1.JPG
Chị Vân Chi thường xuyên thức khuya để làm việc (Ảnh: Huyền My)


Anh Nguyễn Quang Nam (25 tuổi, nhân viên bán hàng tại cửa hàng tiện lợi) cho biết: “Do tính chất công việc nên thời gian làm của anh thường bắt đầu từ 10 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Những việc anh phải làm trong ca đó là dọn kho, bày hàng và trông cửa hàng. Đôi lúc trong ca làm, anh cảm thấy buồn ngủ và cần phải có sự hỗ trợ của đồ uống như cà phê, nước tăng lực mới có thể tỉnh táo để hoàn thành ca làm của mình” 

2-anh-2.jpeg
Ca làm đêm của anh Quang Nam (Ảnh: Huyền My)

 

Những hệ quả khôn lường 

Có rất nhiều lý do để giới trẻ chấp nhận đánh đổi giữa sức khỏe và “cuộc sống” về đêm. Một số lí do mà giới trẻ biện minh cho việc thức khuya có thể kể đến như: áp lực công việc, học tập, vấn đề tâm lý, chứng “nghiện” công nghệ, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, v.v… Thậm chí trong xã hội hiện đại ngày nay, việc thức khuya đang dần trở thành xu hướng, mang theo nhiều thách thức và tác động xấu tới sức khỏe của giới trẻ. 

Bạn Đoàn Văn Tân (19 tuổi, sinh viên năm thứ 2 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: "Mình thường thức khuya đến 1-2 giờ sáng để làm bài tập hoặc nằm lướt các trang mạng xã hội cho mục đích giải trí. Thậm chí, nếu như ngày hôm sau không cần phải lên lớp thì tối đó mình sẽ thức nguyên đêm. Chính vì thói quen này mà mình thường khó có thể đi ngủ sớm do đã quen với lối sinh hoạt đó".

3-anh-3.jpg
Thức khuya đối với bạn Tân dần trở thành thói quen (Ảnh: Đức Anh)


Cô Êm (phụ huynh của bạn Tân) bày tỏ sự lo lắng về việc con mình có thói quen thức khuya thường xuyên: “Từ khi lên Đại học, giờ giấc sinh hoạt của con ngày càng trở nên đảo lộn. Có những đêm khi đi qua phòng của con thì đèn vẫn được bật sáng, mặc dù tôi đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không hiệu quả. Thực sự tôi rất lo ngại về vấn đề sức khỏe của con trong tương lai nếu như tình trạng thức khuya vẫn còn tiếp diễn”. 

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thức khuya sẽ dẫn tới tình trạng thiếu ngủ, cơ thể thiếu năng lượng, giảm hiệu suất công việc… Bên cạnh đó, việc thường xuyên thức khuya làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như: các bệnh về đường tiêu hóa, suy giảm thị lực, lão hóa, đột quỵ… 

Từ đó có thể thấy, hệ quả của việc thức khuya gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe là điều khó tránh khỏi. Gần đây, sự việc một thanh niên ở Hà Nội đột quỵ não do thường xuyên làm việc đêm khuya tới 2-3 giờ sáng là một minh chứng cụ thể về những tác hại của việc thức khuya. 

Theo bác sĩ Nguyễn Mai Hương - Phụ trách khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị: “Nếu như thường xuyên thức khuya, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hô hấp rất dễ bị rối loạn, đặc biệt là não bộ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể là suy giảm trí nhớ, không tập trung, tinh thần uể oải vào ngày hôm sau”. 

Để khắc phục thói quen thức khuya giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, cần có những biện pháp cụ thể và thực hiện một cách đều đặn. Một trong những giải pháp quan trọng là thiết lập một lối sống khoa học. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ cũng góp phần giảm thiểu khả năng thức khuya. Tránh sử dụng các chất kích thích, caffeine... trước khoảng thời gian ngủ. Bên cạnh đó, việc tạo một không gian ngủ thoải mái cũng rất quan trọng. Đây là một chất xúc tác để giúp chúng ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

Tuổi trẻ hết mình cho công việc và học tập là điều đáng trân quý. Vấn đề có nên thức khuya hay không ở giới trẻ vẫn là một vấn đề mang tính tranh cãi và việc này không phải “một sớm một chiều” có thể thay đổi được. Tuy nhiên, các bạn trẻ cần biết học cách cân bằng và quản lý thời gian sao cho phù hợp để có thể đảm bảo sức khỏe của bản thân. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN