Giải pháp mới hỗ trợ can thiệp cho trẻ tự kỷ

(Sóng trẻ) - Dịch Covid-19 hoành hành, mọi người dân đều thực hiện giãn cách xã hội. Điều này vô tình tạo khó khăn cho công tác giáo dục, đặc biệt là cho đối tượng tự kỷ. Và để không làm gián đoạn quá trình đó, can thiệp trực tuyến trên internet ra đời như một giải pháp tức thời nhưng đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc cho giáo viên và phụ huynh.

14h30 hàng ngày, sau buổi họp với các giáo viên của Trung tâm Giáo dục hòa nhập Vkagbe, cô Nguyễn Thị Thúy, chuyên viên âm ngữ trị liệu có gần 20 năm công tác trong lĩnh vực can thiệp cho trẻ tự kỷ, lại bắt đầu bày ra chiếc bàn làm việc của mình những hộp màu nước, vài tờ giấy trắng và không quên cân chỉnh máy ảnh. Đúng 15 giờ, buổi học vẽ và kể chuyện bằng tranh cho các bé tự kỷ chính thức diễn ra.


ed9939fd7_anh_1.jpg
Lịch học online của các bé tự kỷ tại Vkagbe
Mỗi lớp giới hạn từ 6-7 bé, các bé ngồi trước màn hình máy tính cùng bố mẹ và tương tác với cô Thúy qua ứng dụng trực tuyến. Đây là những bé tự kỷ có thể can thiệp từ xa, có niềm yêu thích với hội họa và có thể phản hồi những yêu cầu của giáo viên. Mỗi buổi học kéo dài chừng 1 tiếng, và khi kết thúc, những bức tranh đầy màu sắc được các bé tô vẽ dưới sự hướng dẫn của cô Thúy và kèm cặp của phụ huynh hiện ra. Nhờ vào cách dạy sáng tạo, phù hợp với sở thích của các bé mà các bé tiếp thu nhanh, khiến các bậc phụ huynh như chị Nguyễn Thanh Thúy (Quảng Nam) khi theo dõi cũng bất ngờ về hiệu quả của mô hình còn mới mẻ này.

Chia sẻ về ý định táo bạo hỗ trợ can thiệp từ xa cho các bé, cô Thúy cùng các thầy cô khác công nhận họ đã liều. “Nhờ vào những kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm để có thể lường ra những tình huống dễ phát sinh, khoanh vùng các đối tượng phù hợp nên sự mạo hiểm này đã thành công”, cô Thúy hạnh phúc bộc bạch. Khởi phát từ ý tưởng tạo một sân chơi cho các bé trong mùa dịch, sau gần 2 tháng tổ chức, các thầy cô đã mạnh dạn chiêu sinh những lớp can thiệp online dài hạn. Cô Ngọc Phạm, chuyên gia trị liệu thần kinh và vận động, chia sẻ: “Nài việc hỗ trợ các bạn tự kỷ, học online cũng tạo điều kiện cho phụ huynh có thể tham gia cùng con, biết thêm các phương pháp để hỗ trợ cho con tại nhà, đặc biệt là những phụ huynh ở xa.”  

Từ một giải pháp tình thế trong mùa dịch Covid-19, học trực tuyến hay học từ xa đã trở thành một giải pháp học hiệu quả, đặc biệt là với mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ. Con đường để xây dựng lộ trình dạy và học bài bản trên internet còn là một chặng đường dài, nhưng hơn hết với những phản hồi tích cực và sự tiến bộ của các em, những người làm công tác giáo dục đặc biệt sẽ có thêm động lực để phát triển và hỗ trợ nhiều hơn cho các đối tượng mắc hội chứng tự kỷ.
                                                                                                                                           Nguyễn Thương

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN