Giám đốc Học viện giúp sinh viên báo in thực hành tác nghiệp

(Sóng trẻ) - Chiều ngày 28/5/2015, tại giảng đường B8, 103 diễn ra một giờ học “đặc biệt” giữa giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền với sinh viên báo in K33. Tại buổi học đặc biệt này, sinh viên đóng vai là những nhà báo chuyên nghiệp, được quyền hỏi, chất vấn tất cả các vấn đề đối với nhân vật khách mời cấp cao của mình. Có lẽ, trong nhiều năm trở lại đây, đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao nhất của nhà trường đã trực tiếp tạo ra môi trường dạy và học bình đẳng, gần gũi, dân chủ nhất đối với sinh viên.  

Tại buổi học và tác nghiệp này các sinh viên báo in có toàn quyền phỏng vấn PGS.TS. Trương Ngọc Nam (Giám đốc học viện) mà không bị giới hạn bất cứ vấn đề nào. Giám đốc cũng trả lời thẳng thắn, không né tránh bất kì điều gì kể cả các vấn đề kinh tế, chính trị nhạy cảm. Đây là phần học mới của môn học Phương thức làm tin do cô Lương Phương Diệp và cô Nguyễn Thị Bích Yến giảng dạy. Ngay trong quá trình học các cô đã tạo kết nối với lãnh đạo cao nhất của nhà trường để các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng phỏng vấn lãnh đạo cấp cao cũng như chất vấn về nhiều quyền lợi sát sườn của mình. Đây là phương thức dạy và học cần thiết đối với sinh viên báo chí. Thầy Nam đã đánh giá cao sáng kiến học tập và tác nghiệp này. Nài buổi tiếp sinh viên định kỳ một năm một lần (9/9) thì đây là cơ hội hiếm hoi để sinh viên có thể chất vấn lãnh đạo nhà trường cũng như có cơ hội đưa ra các đề xuất, sáng kiến giúp xây dựng một môi trường học tập hiệu quả nhất. 

9fda3ff50_anh_thay_n.jpg

Bạn Lưu Phương Huệ, chia sẻ: Phương pháp dạy và học mới này theo tôi sẽ giúp cho sinh viên cảm thấy tự tin, năng động hơn từ đó có thể phát huy được tối đa sự sáng tạo của mình. Phương pháp này cũng tạo ra môi trường gần gũi, dân chủ hơn giữa thầy và trò. Nó rất cần thiết đối với sinh viên các trường đại học nói chung và trường báo nói riêng. Nếu bây giờ được thường xuyên tác nghiệp tại chỗ như thế này thì sau khi ra trường sinh viên chúng tôi sẽ bắt nhịp nhanh hơn, dễ dáng hơn khi tác nghiệp phỏng vấn, tiếp cận các lãnh đạo cấp cao.   
 
Thay đổi phương pháp dạy và học 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang từng bước tiếp nhận việc chuyển giao mô hình đào tạo tiên tiến từ các nước như Anh, Úc, Áo, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nó tạo ra luồng sinh khí mới cho các giảng viên nhưng lại tạo ra mối băn khoăn cho không ít các sinh viên bởi phương thức này chỉ tiếp nhận số lượng hạn chế người tham gia vì phải tuân thủ các quy chuẩn quốc tế.  

Giống như nhiều bạn sinh viên khác bạn Bùi Mỹ Nga băn khoăn: "Hiện nay nhà trường đã có các hình thức liên kết đào tạo với các trường quốc tế nhưng số sinh viên được tham gia hạn chế, vậy thưa thầy liệu chúng em có cơ hội nào để được hưởng mô hình học tập hiện đại đó không?"

PGS.TS. Trương Ngọc Nam, chia sẻ: "Trong thời gian tới đội ngũ giảng viên sẽ được chuyển giao phương thức đào tạo tốt hơn, chất lượng hơn từ mô hình đào tạo của quốc tế. Một số trường Đại học trên thế giới sẽ tiến hành chuyển giao khoa học, mô hình giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế cho Học viện. Vì vậy, sinh viên sẽ được tiếp cận với mô hình đạo tạo hiện đại tương đương với các trường quốc tế (mà không cần phải đi du học - pv).  Xu hướng của nhà trường là thu nhỏ quy mô đào tạo, với mục tiêu “chất lượng hơn số lượng”. Các em sẽ là những người đầu tiên được tiếp cận mô hình này".

Bạn Trịnh Thị Quý : "Thời gian học tập trên lớp quá ngắn, theo thầy có nên mở thêm các khóa học đào tạo kĩ năng nghiệp vụ cho sinh viên hay không?"

PGS.TS. Trương Ngọc Nam, khẳng định: "Thời gian tới nhà trường sẽ rút ngắn thời gian học lý thuyết, tăng thời gian tự học, nghiên cứu và thực hành cho sinh viên. Và trong quá trình thực hành khi gặp vướng mắc các em đều có thể lật dở lại lý thuyết để soi chiếu vào thực tiễn".

Hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đang tiến tới thay đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ. Phương thức này sẽ giúp sinh viên chủ động hơn trong quá trình sắp xếp lịch học cho mình. Sinh viên được quyền lựa chọn giảng viên môn học giống như các mô hình đào tạo giáo dục ở các nước phát triển. Thầy Nam nhấn mạnh, vấn đề của sinh viên đại học là tự học và sáng tạo, thầy cô chỉ đóng vai trò hướng dẫn để sinh viên triển khai những ý tưởng của mình chứ không phải cách dạy dập khuôn “ đọc  - chép”. Nài ra, nhà trường cũng sẽ cố gắng tạo không gian học tập xanh, sạch, đẹp hơn cho sinh viên. Trường sẽ trồng thêm cây xanh, thảm cỏ, ghế đá… để sinh viên có thể chủ động học và nghiên cứu theo nhóm mà không phải phụ thuộc vào thư viện hay lớp học.

Bài toán kinh tế trong giáo dục

Bạn Tạ Thanh Thúy bày tỏ: “Nhà trường sẽ làm gì để có thể thay đổi, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên?”

Đây là vấn đề khá tế nhị nhưng PGS.TS Trương Ngọc Nam đã không né tránh: Hiện tại, nài nguồn thu từ ngân sách, Học viên phải tự chủ 45% tài chính. Để có khoản thu này nhà trường phải dựa vào nguồn thu từ học phí, các công trình nghiên cứu khoa học và các nguồn thu khác… để đầu tư trở lại cho đào tạo. Đây là mâu thuẫn lớn, vì đáng lẽ nhà trường cần phải thu hẹp quy mô đào tạo để đảm bảo chất lượng thì lại phải chấp nhận tuyển sinh nhiều để đảm bảo kinh phí hoạt động. 

Cơ hội học bổng

Các bạn sinh viên cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề học bổng mà các cơ quan, tổ chức quốc tế đã dành cho nhà trường. Tuy nhiên số lượng học bổng thì ít mà sinh viên có nhu cầu thì nhiều. Thầy Nam đã đưa ra lời khuyên: hãy học giỏi nại ngữ, học giỏi các môn chuyên ngành, tận dụng tốt những cơ hội học tập khi có các chuyên gia quốc tế đến trường giảng dạy... 

Tham gia chia sẻ với sinh viên còn có PGS.TS. Đỗ Thu Hằng, Phó trưởng khoa Báo chí, cô nhấn mạnh: sinh viên cần phải chủ động trong việc học tập và tác nghiệp, không nên quá thụ động nhất là đối với sinh viên báo chí. Các em nên bắt đầu từ những bài viết đơn giản và trải nghiệp thực tế mọi lúc, mọi nơi, tự tạo cơ hội để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Nài việc sinh hoạt trong các câu lạc bộ báo chí, sinh viên nên chủ động tạo dựng các mối quan hệ phục vụ cho công việc tác nghiệp của mình.

Buổi phỏng vấn lãnh đạo cao nhất của nhà trường đã diễn ra trong vòng 1 giờ đồng hồ nhưng nhìn chung hầu hết các băn khoăn của sinh viên đều được PGS.TS Trương Ngọc Nam giải đáp tận tình. Đây là một trong những phương thức học tập và tác nghiệp (tại chỗ) mới, tạo sự hào hứng cho sinh viên. Đồng thời tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo có thể lắng nghe ý kiến của sinh viên một cách cập nhật nhất để điều chỉnh phương thức quản lý của mình. Đây cũng là buổi học đặc biệt chưa từng có của nhà trường kể từ trước đến nay. 

Nhóm sinh viên báo in K33A1,A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN