Tọa đàm Báo chí về đề tài chiến tranh: Phóng viên chiến trường và những hình ảnh “không thể quên”

(Sóng trẻ) -  Sáng 6/5/2015, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền diễn ra buổi tọa đàm Phóng viên chiến trường và những hình ảnh “không thể quên”. Đây là hoạt động thành công trong chuỗi chương trình Hội thảo quốc tế với chủ đề "Báo chí về đề tài chiến tranh: lý luận và thực tiễn" do Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Truyền hình Viettel và Đại học Tổng hợp Viên – Cộng hòa Áo phối hợp tổ chức.  

Buổi tọa đàm diễn ra với sự tham gia của các cựu phóng viên chiến trường trong nước và quốc tế như: Nick Ut, Peter Arnett,.. cùng các giảng viên, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

f1a482086_1.jpg
Toàn cảnh buổi tọa đàm báo chí về chiến tranh

Tọa đàm Báo chí về chiến tranh nhằm tôn vinh nhà báo Việt Nam và thế giới đã cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Tổ Quốc, bảo vệ hòa bình dân tộc. Thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội thảo, PGS, TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng  Khoa học - Đào tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những lời cảm ơn sâu sắc đến các cựu phóng viên Quốc tế: “Cám ơn sự đóng góp của các nhà báo Quốc tế cho sự nghiệp hòa bình. Chúng tôi vô cùng cảm động và ấn tượng về sự hi sinh của các nhà báo chiến trường đã đưa tin tới toàn nhân loại về sự hủy diệt của chiến tranh”.

f1a482086_3.jpg
PGS,TS.Trương Ngọc Nam phát biểu tại buổi tọa đàm

Peter Arnett – Cựu phóng viên chiến trường trong cuộc chiến tranh miền Nam, Việt Nam cũng đã có những chia sẻ quý báu về tính trung thực trong việc đưa tin chiến trường: “Nhà báo là chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận giải phóng, có nhiệm vụ phản ánh cuộc chiến tranh chính nghĩa, khơi dậy sự đồng thuận của toàn thế giới. Vì vậy, cần trung thực với sự thực, viết những gì mình nhìn thấy, không phải cảm thấy.”

Tham gia vào buổi tọa đàm, các phóng viên cũng đã tái hiện lại “những bức ảnh đắt giá nhất” trong chiến tranh Việt do các phóng viên AP xâm nhập thực địa ghi lại cuộc chiến tranh khốc liệt, đau thương, gian khổ của người Việt giành hòa bình, độc lập.

f1a482086_4.jpg
Bức ảnh em bé napalm Phan Thị Kim Phúc do Nick Út chụp năm 1972

f1a482086_5.jpg
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối sự đàn áp Phật Giáo của chế độ VNCH

a88edb196_6.jpg
Người phụ nữ khóc thảm thương bên cạnh thi thể người chồng được bọc trong túi lông

Thúy Nga , Quỳnh Nga
Báo Mạng điện tử K34

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN