Thảo luận: Trung tâm nại ngữ - “Lượng” nhiều “chất” chẳng bao nhiêu

(Sóng Trẻ) - Ngày nay, học nại ngữ đã trở thành một nhu cầu tất yếu của con người. Nắm được tâm lí đó, nhiều trung tâm dạy nại ngữ xuất hiện như “nấm mọc sau mưa”. Tuy nhiên, vấn đề chất và lượng không phải trung tâm nào cũng được như họ quảng cáo...

Từ quảng cáo hấp dẫn

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều Trung tâm Nại ngữ, không khó khăn để nhận ra các trung tâm này qua các biển hiệu quảng cáo. Từ những cái tên quen thuộc như Anh ngữ London, Sao Việt, Việt Anh, Language Link hay Apollo… đến những cái tên mà hỏi đến thì khối người ngơ ngác như Anh ngữ Victoria, Galaxy… Đó là chưa kể đến những trung tâm dạy thêm do các thầy, cô tự mở.

220408141_st4.jpg
Các trung tâm nại ngữ đua nhau mọc lên nhan nhản

Để thu hút học viên, các trung tâm này đua nhau đưa ra nhiều hình thức quảng cáo bắt mắt và hấp dẫn. Nội dung các tờ quảng cáo thường thấy như là “giáo án thường xuyên được cập nhật” hay “đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, giáo viên bản ngữ”, “sau khóa học, học viên được dự thi cấp chứng chỉ có giá trị vĩnh viễn”… Các thẻ giảm giá học phí, thẻ học bổng cũng là hình thức được các trung tâm chuộng dùng. Mức giảm thì trung bình từ 20, 30 đến 50%, cá biệt Anh ngữ London có mùa giảm đến 70% học phí cho một số khóa học.

… đến thực trạng dạy và học

Quảng cáo thì hấp dẫn thế nhưng sau khi đăng ký, nhiều học viên đã không khỏi ngỡ ngàng và bức xúc trước kiểu hoạt động "đem con bỏ chợ" của một số trung tâm. Hiện tượng các thầy cô “chạy sô” đã khiến cho nhiều bạn lao đao vì phải tiếp xúc với quá nhiều cách dạy mà không phải phương pháp nào cũng tốt. Chưa hết, tại nhiều lớp học tiếng Anh, học viên còn khốn đốn vì cảnh giáo viên đi dạy quên mang băng, đĩa hay đài của trung tâm hỏng. Giáo trình thì không có gì đổi mới, vẫn là headway, lifeline. Các trung tâm này thường đưa các giáo viên dạy hay để dạy thử sau đó đánh bài “chuồn” khi sinh viên đã đăng kí lớp và đóng tiền.

Thanh (Sinh viên Khoa kinh tế - Đại học Mỏ) học thêm lớp tiếng Anh tại Đại học nại ngữ bức xúc nói: “Bọn mình được học thử ở một lớp có giáo viên dạy rất hay, sau khi đăng kí lớp xong bọn mình chỉ được học giáo viên đó thêm 2 buổi nữa, nhưng ngay hôm sau lại thay bằng giáo viên khác và học rất chán, một khóa tiếng Anh có 3 tháng mà thay giáo viên 4 lần, mỗi thầy cô dạy một kiểu làm bọn mình học như “chạy giặc” vậy”.

Một số trung tâm có tên tuổi cũng khiến cho nhiều bạn bức xúc. Nguyễn Thị Phương, nhân viên lễ tân khách sạn Nikko trên đường Trần Nhân Tông, Hà Nội chia sẻ: “ Mình được một người bạn cho một học bổng 600 nghìn đồng của Anh ngữ London. Trong tờ rơi của trung tâm, khóa học của mình có 30% số buổi là giáo viên nước nài dạy, thế nhưng suốt 2 tuần mà chỉ thấy toàn giáo viên Việt Nam…”

Không chỉ chất lượng dạy chưa tốt mà cơ sở vật chất tại nơi dạy cũng là một điều đáng để các học viên lưu tâm. Hầu hết các trung tâm đều phải đi thuê địa điểm làm cơ sở chiêu sinh và đào tạo, do đó việc đầu tư trang thiết bị cho việc dạy và học còn rất sơ sài.

Hồng (sinh viên khoa kế toán - Học viện Tài chính) ngao ngán kể về lớp học thêm ở trung tâm ĐH Nại ngữ: “Nhiều lần đi học, trời nóng mà quạt thì hỏng, bàn ghế thì gãy mà vẫn chưa được sửa, nếu ai có thắc mắc thì giáo viên chỉ bảo trung tâm họ chưa sửa nên đành chịu”.

Nhiều trung tâm ở các cơ sở chính có điều kiện học tốt, nhưng ở một số cơ sở nhỏ lẻ thì dở, chênh nhau một trời một vực. Một số học viên ở trung tâm nại ngữ Sao Việt chia sẻ kinh nghiệm: “Nếu muốn học lớp tốt thì bạn nên đăng ký ở trung tâm chính trên đường Hoàng Quốc Việt, chứ các địa điểm nhỏ như ở Mỏ, Cầu Diễn thì ngán lắm, không “chất” đâu vì đó là các địa điểm thuê.”

Luyện thi cấp tốc, chứng chỉ cũng cấp tốc…

Thực trạng của việc tuyển sinh và đào tạo theo kiểu “sống chết mặc bay - tiền thầy bỏ túi” tại một số trung tâm nại ngữ như hiện nay, khiến câu chuyện về việc thi và cấp chứng chỉ nảy sinh nhiều điều phải suy nghĩ.

Học viên cứ đăng kí, giáo viên cứ dạy theo phân công, không quan tâm đến trình độ học viên, cuối khóa thì thi lấy bằng một cách hình thức, đạt thì được mà không đạt thì… mua. Vì vậy, dịch vụ mua bán bằng nại ngữ cũng có cơ hội phát triển. Có người không hề học nhưng chỉ cần tiền từ 100 đến 150 nghìn đồng là họ có ngay một bằng nại ngữ, với trình độ tùy thích: A, B, C, D đủ cả.

Việc học nại ngữ đối với mọi người là rất cần thiết, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên. Bởi nại ngữ mở ra cho chúng ta cơ hội giao tiếp và học hỏi cũng như phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Vậy để đạt được chất lượng trong việc dạy và học nại ngữ thì ngành giáo dục cần có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng phập phồng “lượng" và "chất” ở các trung tâm nại ngữ. Mong rằng diễn đàn của chúng ta sẽ đưa ra được những giải pháp phù hợp và xác đáng nhất cho vấn đề này.

Hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!

*(Phản hồi của các bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Ban biên tập có thể sẽ không đăng một số phản hồi không phù hợp.)

--------------------------------------------------------------------------------

Ý kiến bạn đọc:

Trinh Anh (tranhvip***@yahoo.com): "Học tiếng Anh: Sẽ hiệu quả nếu đầu tư đúng cách"

Ai cũng hiểu tiếng Anh là điều kiện cần và đủ để có một công việc như ý muốn đối với một sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, học ở đâu, học như thế nào cho hiệu quả thì không phải sinh viên nào cũng biết.

Học ở đâu?

Đây là câu hỏi khiến nhiều sinh viên lúng túng. Trước hàng trăm trung tâm nại ngữ, với hàng ngàn chiêu thức câu kéo đầy tinh vi, cảm giác “hoa mắt, chóng mặt, ù tai” khi lựa chọn cũng là dễ hiểu.

Giải pháp an toàn là tìm đến những địa chỉ có tin cậy như British Council, ACET, APOLLO, Language Link… Nhưng không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện chi trả cho con cái khoản học phí ngất ngưởng ở các trung tâmnày. Kết quả là nhiều sinh viên tìm đến những trung tâm rẻ tiền, chất lượng học vì thế mà cũng “nghèo” đi đáng kể.

Hoàng Nhung (sinh viên ĐH Mở), học chuyên ngành Du lịch, bắt buộc phải lưu loát tiếng Anh. Mấy trung tâm đắt tiền thì không dám đến vì xót tiền cho bố mẹ, Nhung đành đăng kí học một khóa ở Anh ngữ London. Được vài buổi, đã thấy cô nàng ngán ngẩm: “Giáo viên người Việt phát âm từ sai lên sai xuống.. Mãi mới thấy bóng dáng giảng viên nước nài thì cô ấy lại là người Singapore gốc Hoa. Thấy nản hẳn!”.

Vẫn biết tiết kiệm là điều nên làm, nhưng hãy cân nhắc giữa việc chi khoản tiền kha khá để thu về kiến thức, hay ném đi số tiền vừa phải mà chẳng thu nhận được gì.

Học như thế nào?

Đồng ý rằng chất lượng giáo viên và cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng đối với quá trình học tiếng Anh của bạn, tuy nhiên, kết quả học ra sao, thì chính bạn mới là người quyết định.

Học hành theo hứng thú, hôm nay lên lớp, mai mưa gió bão bùng lại nghỉ, ngày kia sinh nhật bạn bè lại nghỉ tiếp, bài tập về nhà cũng vứt xó không làm, thì trung tâm có chất lượng tốt đến đâu cũng xin chào thua không đào tạo nổi.

Tương tự như vậy, những trung tâm nhỏ, chất lượng kém hơn không có nghĩa là họ không đem lại cho bạn kiến thức gì. Trước khi đổ lỗi cho trung tâm, hãy nhìn lại, xem bạn có thực sự cố gắng cải thiện vốn nại ngữ của mình?

Nại ngữ không đòi hỏi bạn phải ghi nhớ những công thức quá cao siêu, nhưng để học được hiệu quả, bạn cần phải biết đầu tư đúng cách, không chỉ về tiền bạc mà còn là nhận thức và quyết tâm của chính bạn!

--------------------------------------------------------------------------------

Quý Thông (Hà Nội): "Học phải đi đôi với hành"

Đất nước hội nhập cùng quốc tế, không ai có thể phủ nhận việc học thêm nại ngữ là cấp thiết. Thế nhưng việc học tiếng nại ngữ ở các trung tâm như thế nào cho đúng cách, phù hợp với đồng tiền cũng như công sức bỏ ra lại là chuyện cần phải nhìn lại.

Các trung tâm nại ngữ hiện nay chú trọng vào giảng dậy phương pháp học, cách phát âm, từ vựng… Thế nhưng chỉ với 1,5-2h/buổi, 3 buổi/tuần để học một nại ngữ là quá ít. Nếu như người học không chịu dành thời gian tự học ở nhà, chăm chỉ luyện tập thì trình độ rất khó tiến bộ.

Lỗi có thể ở các trung tâm nại ngữ là nhưng lỗi đầu tiên là ở bản thân mỗi học viên. Có học có hành mới trở nên giỏi được. Nếu chỉ biết cắp sách đi học, về nhà vứt sách để đấy thì dù có học ở trung tâm tốt nhất, kết quả cũng chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
 Người Việt ta luôn có thói quen đổ tại cho nhiều thứ, luôn luôn có lý do, nhưng trước hết hãy tự trách bản thân mình. Đầu tiên nên nghiên cứu kỹ địa điểm mình đăng ký học, phải tìm hiểu trước về phương pháp giảng dậy cũng như giảng viên nơi đây. Sau đó bản thân phải cố gắng trong quá trình học, học phải đi đôi với hành. Như vậy mới thành công được.

--------------------------------------------------------------------------------

Thanh Vân (nguyenthanhvan_****@yahoo.com): ""Nại" chưa hẳn đã tốt"

Các trung tâm nại ngữ với những tấm biển hiệu, băng rôn... bắt mắt kèm theo những lời quảng cáo hấp dẫn: học phí thấp, có giáo viên bản ngữ dạy,... đã và đang thu hút được rất nhiều học viên.

Nhiều người cho rằng: đã là người nước nài giảng dạy thì chắc chắn trình độ sẽ đạt chuẩn hơn giáo viên trong nước. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, trung tâm nại ngữ quốc tế khi hoạt động tất yếu phải trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, giáo trình giảng dạy hiện đại nên theo học là "thượng sách".
Đánh trúng tâm lí đó, các trung tâm nại ngữ luôn trưng những tấm băng rôn quảng cáo: "Có đội ngũ giáo viên người nước nài" để thu hút học viên.

Việc tồn tại nhiều trung tâm nại ngữ có giáo viên là người nước nài bên cạnh sự hữu ích như giúp người học sớm hình thành phản xạ giao tiếp với người nước nài; tiếp cận giáo trình chính thống; nhiều buổi giao lưu nại khóa với người nước nài được hình thành… còn đặt ra nhiều vấn đề đáng bàn. Bên cạnh những trung tâm nại ngữ quốc tế chính thống, có đội ngũ giáo viên người nước nài được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy... thì trên "thị trường" còn xuất hiện cả những trung tâm nại ngữ gắn mác "quốc tế" nhưng chưa được kiểm định đánh giá về chất lượng.

Người học cần tìm hiểu kỹ những thông tin về trung tâm mình dự định đăng ký học, mức học phí và những lời đánh giá, nhận xét của những người đi trước để đồng tiền bỏ ra xứng đáng với kiến thức thu nhận được.

--------------------------------------------------------------------------------

Thanh Thanh (delusion_****@yahoo.com): "Mốt “tri thức”"


Biết được một nại ngữ là tốt, biết được nhiều nại ngữ còn tốt hơn. Chính vì vậy, các bạn trẻ đổ xô đi học nại ngữ: Anh, Hàn, Trung, Nhật, Pháp… Mục đích là vậy, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì nảy sinh rất nhiều vấn đề.

Có nhiều bạn lẫn lộn giữa các thứ tiếng đến mức quên cả tiếng Việt phát âm như thế nào cho đúng. Giới trẻ coi việc chêm vào cuộc nói chuyện những từ tiếng nước nài là việc hết sức bình thường, thể hiện phong cách năng động của các bạn. Khi về nhà, không còn là những câu chào lễ phép nữa mà thay vào đó là lối nói chuyện hết sức suồng sã học được từ phong cách nước nài: chỉ “Hello” một câu đơn giản rồi cười hì hì với cha mẹ.

Có bạn thì chỉ đơn giản mỗi quốc gia học được vài câu tiếng rồi vênh mặt lên khoe với bạn bè rằng ta đây biết nhiều thứ tiếng. Có bạn thậm chí lại chỉ toàn dùng nại ngữ để nói chuyện, hoàn toàn khinh thường ngôn ngữ mẹ đẻ, cho rằng nói nại ngữ mới là sành điệu… Học nại ngữ thì thật tốt, nhưng học sao cho có ích với bản thân thì lại thật khó.

Nại ngữ là một phần đánh giá trình độ học vấn, trình độ tri thức của một con người. Tuy nhiên, khi bạn quá lạm dụng vào cuộc sống bình thường, khi bạn cố thể hiện con người của mình qua ngôn ngữ thì hãy nên nhìn lại. Đừng học quá nhiều để rồi tiếng Việt cũng trở nên không sõi. Đừng hòa nhập để rồi hòa tan. Đừng để hàng nghìn năm văn hóa bị xu hướng nại ngữ làm mất đi giá trị tốt đẹp, thiêng liêng của nó.

--------------------------------------------------------------------------------

Kim Thái (dandelion13****@yahoo.com): "Để giỏi có quá khó?"


Có nhiều cách để học tiếng Anh. Nhưng học thế nào cho hiệu quả thì còn là điều đáng phải bàn.

Nhiều người cho rằng phải học giáo viên nước nài mới giỏi. Thế nhưng đó chưa hẳn là quan niệm đúng. Học giáo viên bản ngữ sẽ giúp học viên nâng cao khả năng giao tiếp, phát âm chuẩn. Tuy nhiên, giáo viên Việt Nam lại giúp các bạn phát hiện ra những thiếu sót, nâng cao trình độ ngữ pháp.

Chương trình nại khóa cũng là phương pháp học tiếng Anh hiệu quả. Những giờ học nại khóa như thăm quan Văn Miếu, viện bảo tàng,… nơi có nhiều khách du lịch quốc tế sẽ tạo điều kiện tốt để các bạn sinh viên thực hành tiếng Anh.

Bí quyết để học tiếng Anh giỏi theo anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Anh ngữ Việt – Anh là không khó: “Mỗi ngày các bạn trẻ chỉ cần trích quỹ thời gian của mình một giờ thôi. Duy trì việc học tiếng Anh thành thói quen. Đảm bảo trong vòng 3 tháng, các bạn sẽ thấy trình độ của mình được cải thiện đáng kể. Hãy biến tiếng Anh thành sở thích thì không còn bạn sinh viên nào thấy sợ tiếng Anh nữa”.

--------------------------------------------------------------------------------

Hải Đăng (haidangb****@yahoo.com): "Học Nại ngữ: Thành công phụ thuộc nhiều vào sự cần mẫn!"


Việc học nại ngữ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào người học.

Đi dọc các tuyến phố gần các cổng trường đại học lớn như: ĐHQG, ĐH sư phạm, Giao thông vận tải… thật không khó để nhận ra các trung tâm tiếng Anh với các tấm biển được trang hoàng bắt mắt, giá cả cũng đa dạng, phong phú theo kiểu: tiền nào, của ấy. Có người chỉ mất vài trăm nghìn cũng có thể học được một khóa tiếng Anh, nhưng cũng có người mất đến vài triệu đồng. Có những người sau một khóa tiếng Anh kéo dài 3 tháng cũng đã có thể cải thiên các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Nhưng cũng có những người học đến 4, thậm chí 5 khóa mà vẫn: “ dậm chân tại chỗ”.

Hãy tìm đến các cơ sở có uy tín để học tập, cho dù bạn phải trả một mức giá cao hơn nhiều so với các trung tâm bình thường. Nhưng điều quan trọng là sau mỗi khóa học bạn cảm thấy mình tích lũy được thêm những gì. Các trung tâm danh tiếng như: Language link, Appollo chắc chắc sẽ không làm bạn thất vọng về chất lượng dạy và học ở nơi đó. Sự tiếp xúc với các giáo viên bản ngữ sẽ giúp bạn có điều kiện được “ cọ xát” với tiếng cách giao tiếp của những người bạn địa và chắn sẽ giúp bạn cải thiện các kĩ năng của mình.

Tuy nhiên, sự thành công trong quá trình trau dồi nại ngữ cùng như bất cứ một môn học nào cũng cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Nhưng sự giúp đỡ ấy chỉ có đóng góp phần nào, còn quan trọng nhất vẫn là sự cần mẫn, miệt mài của người học. Không phải học ngày một ngày hai là có thể sử dụng được nại ngữ mà đó là cả một quá trình kéo dài nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Nếu người học không kiên trì thì rất khó có thành công.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN