Giáo viên vùng cao – cần lắm sự quan tâm


(Sóng trẻ) - Họ là những người lái đò thầm lặng, chắp cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa. Thế nhưng, đâu ai hiểu rằng để mang kiến thức đến cho học trò của mình những người thầy, người cô của trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Bính Xá, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn phải trải qua nhiều gian khổ thế nào!

Nằm ở quốc lộ 31, đi ngược từ thị trấn Đình Lập lên 15km, thế nhưng, tôi và cô giáo Toan phải mất gần 60 phút để đến trường. Con đường mà hàng ngày  thầy cô của trường phải đi qua là một con đường gồ ghề sỏi đá. Nếu không được giới thiệu đây là đường quốc lộ, tôi chỉ nghĩ đây là con đường “người ta đi mãi thì thành đường thôi” (Lỗ Tấn). Ngày nắng đường còn dễ đi một chút bởi nhìn rõ ổ voi, ổ gà, thấy tảng đá to để tránh, thế nhưng khi ôtô đi qua thì bụi không thấy đường đi. Ngày mưa đường trơn lầy lội, bùn đất bám đầy xe rất khó di chuyển, chưa kể những ngày gió rét việc đi lại càng vất vả hơn. 

5a2d214e0_b1.jpg

Con đường sỏi đá khó đi

Cô giáo Thiện tâm sự: “Ngày mới chân ướt chân ráo lên đây, nhìn thấy đường đi mà chỉ muốn bỏ nghề, sao lại có con đường khó đi đến thế, nhớ lại có vài cô giáo trẻ như mình lên đây vào ngày mưa bị ngã xe, đến trường mà khóc không ra tiếng, đến tội! Đi mãi thành quen, giờ con đường không phải là “đối thủ” của tôi nữa”. Các thầy cô thường đùa nhau “trường vùng ba mà, đi đường như đua mô tô mạo hiểm”. Thế rồi con đường bỗng hóa đơn giản, thói quen và sự chấp nhận đã giúp họ vượt qua khó khăn để đến trường.

Hầu hết các giáo viên trong trường đều ở các huyện khác chuyển lên, do vậy các thầy cô thường xuyên ở lại trường. Nhà trường cũng đã dành một khu đất để xây nhà tập thể cho các thầy cô ở lại, thế nhưng đó là một dãy nhà cấp 4 đang xuống cấp, lại không phải nhà khép kín nên việc sinh hoạt vô cùng khó khăn, bất tiện. Những khi mưa bão, ai cũng nơm nớp lo sợ nhà sập bất cứ lúc nào.

5a2d214e0_b2.jpg

          Dãy nhà đang xuống cấp của trường

Bên nài là vậy, bên trong phòng ở của mỗi thầy cô là những mảng vôi vữa đang bong ra từng ngày, màu sơn tường cũ kĩ được che chắn bởi những tờ báo, nền nhà xi măng thủng lỗ chỗ. Mỗi phòng ở của giáo viên đều được kê hai chiếc giường nhỏ, bếp được đặt luôn trong phòng, nài cửa là dây phơi khăn mặt, cũng là chỗ để xe máy của giáo viên. 
                                
5a2d214e0_b4.jpg

Một góc giường của giáo viên
                                
5a2d214e0_b5.jpg

Bữa cơm đạm bạc của thầy cô

Là một trường vùng ba của xã còn nghèo, khu dân cư ở đây còn thưa thớt, hầu hết các em học sinh của trường đều là người dân tộc. Vào những ngày mùa, hầu hết các thầy cô đều phải đến nhà vận động các em đi học. Có những em nhà trong rừng sâu, đi lại khó khăn, thầy cô vẫn phải trèo đèo lội suối đến từng nhà thuyết phục, giúp đỡ các em đến trường. Thầy Thắng kể: “Có lần vào nhà tìm em Bắc ở Pò Háng, hỏi bố mẹ em sao không thấy em đi học, bố mẹ cậu bé chỉ nói là “nó đi ở rể bên  Kiên Mộc rồi”, vừa mệt vừa buồn”.

Khó khăn, gian khổ là vậy, thế nhưng khi được hỏi, chưa bao giờ các thầy cô có ý định bỏ nghề. Cô giáo Toan chia sẻ: “Nhiều khi học sinh hư, không nghe lời, không chịu đi học tôi buồn lắm, nghĩ đến con đường đến trường vừa xa vừa bẩn, nghĩ đến khu nhà ở của giáo viên… tôi cũng nản lòng lắm! Nhưng vì thương các em là người dân tộc nếu không học thì không thể phát triển vùng được, phần vì tôi cũng yêu nghề, cũng gắn bó bao nhiêu năm ở đây rồi nên lại thôi, lại nghĩ cách giúp các em”. Chính những tấm lòng cao đẹp đó của thầy cô mà mỗi ngày học sinh đi học đầy đủ hơn, không còn bỏ học nhiều như trước, thầy cô cũng yên tâm phần nào. 

3137aabe4_b6.jpg

Hai cô giáo trong giờ nghỉ giải lao

Tôi nghĩ bên cạnh việc chăm lo cho các em học sinh vùng cao chúng ta cũng không được quên đi những “người lái đò thầm lặng”, cần phải quan tâm hơn nữa đến thầy cô, tạo điều kiện hơn để các thầy cô có thêm nguồn động lực trang trải cuộc sống và gắn bó với nghề!

                                                                                    Đặng Thị Kiều Trang
                                                                                             Phát thanh K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN