Giới trẻ stress và sang chấn tâm lý vì COVID-19

(Sóng trẻ) - Sự lo lắng và bất an kéo dài do dịch bệnh, cùng số ca nhiễm cộng đồng liên tục tăng cao trong nhiều ngày, "hội chứng lo âu vì Covid-19" xuất hiện và trở nên phổ biến trong giới trẻ

a-nh-1.jpeg
 Tâm lý bị ảnh hưởng và bắt đầu xuất hiện những trạng thái tiêu cực là một trong những biểu hiện của hội chứng lo âu vì COVID – 19. Ảnh: Guia Prehospitalaria News.

 

Mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận hàng nghìn ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Dù nhà nước đã hoàn thành chủ trương tiêm phủ mũi một trong toàn dân song với số lượng ca nhiễm trong cộng đồng tăng nhanh, khiến nhiều người hoang mang, không biết liệu mình có đang nhiễm virus hoặc vô tình làm liên lụy tới những người xung quanh. Sự bất an này sẽ kéo dài đến khi dịch bệnh được kiểm soát, thậm chí lâu hơn.

Hoảng sợ và lo lắng

2021 đáng lẽ là một năm đầy hy vọng với Thanh (sinh viên năm 2, Đại học Kinh tế quốc dân). Thế nhưng, COVID-19 đã khiến mọi thứ chững lại. Về quê nghỉ lễ 3 ngày, Thanh không biết rằng đó là kì nghỉ lễ dài nhất từ trước đến giờ bởi đã kéo dài hơn nửa năm. Cuộc sống Thanh bị đảo lộn hoàn toàn vì kẹt lại ở quê. Bản thân cô cũng không thể suy nghĩ và đưa ra bất cứ giải pháp nào, dù trước đây tự nhận mình là người năng động.

"Từ tháng 8, tôi bước vào năm học mới theo hình thức online. Ngoài những buổi sáng học trực tuyến, khoảng thời gian còn lại, tôi chỉ biết cơm nước, giúp đỡ bố mẹ dọn dẹp. Cả ngày xoay quanh với bốn bức tường, những suy nghĩ tiêu cực cứ tìm đến tôi. Nỗi lo lớn đến mức tôi không thể có động lực làm việc gì, mất ngủ triền miên. Tôi gần như rơi vào trạng thái hoảng loạn, miên man với suy nghĩ phải làm thế nào để có thu nhập và khôi phục lại bản thân. Câu chuyện tưởng chừng vặt vãnh, nhỏ bé với nhiều người, nhưng với tôi, nó lại gây ra áp lực khủng khiếp. 2021 là một năm thất bại", Thanh tâm sự.

Thanh không phải trường hợp duy nhất gặp vấn đề tâm lý mùa dịch. Theo chuyên gia tâm lý Steven Nguyễn, hội chứng sợ COVID thì đó chính là một trạng thái stress và những rối loạn tâm lý do COVID - 19 gây ra. “Bản thân mình đã và đang trị liệu cho ba bạn đang trong giai đoạn bị hội chứng sợ dịch bệnh gây nên. Các bạn đều có biểu hiện chung là sợ tiếp xúc với người khác, sợ mình bị liên quan đến COVID. Cùng với những suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy bản thân mình vô dụng, không thể nào tập trung vào những yếu tố công việc thường ngày được. Bản thân họ rất sợ nhiễm bệnh hoặc tái nhiễm sau khi đã được điều trị khỏi. Việc tiếp xúc với mọi người cũng trở nên khó khăn hơn”.

Khủng hoảng vì cô độc và mất kết nối, anh Minh Hoàng, 24 tuổi ở Hà Nội đã phải điều trị tâm lý sau những đợt giãn cách xã hội: “Thất nghiệp, không được gặp bạn bè, cách li với xã hội,.. Tất cả khiến mình như trở nên áp lực. Bản thân cũng trở nên gắt gỏng, khó tính và dường như không thể kiểm soát được bản thân. Giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng khiến mình trở nên mệt mỏi và không còn trạng thái tỉnh táo mỗi ngày. Mình đã phải sử dụng chất kích để quên đi những cảm xúc tiêu cực ấy”.

a-nh-2.png
Theo số liệu thống kê thì đánh giá trong những người bị rối loạn, lo âu, sợ hãi sau do COVID gây ra là 23 %, trong đó có 7 % là mắc hội chứng do dịch bệnh gây nên nên

 

Virus của sự mệt mỏi

Đại dịch COVID19 đã trở thành nỗi ám ảnh với toàn nhân loại về những mất mát, thương vong mà nó đem lại. Bên cạnh những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần trong thời kỳ dịch bệnh cũng trở thành vấn đề đáng quan tâm. Trong đó, giới trẻ được đánh giá là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất về tâm lý.

COVID19 dường như đã phủ một "bóng đen" lên cảm xúc, suy nghĩ và tinh thần của nhóm đối tượng này, khiến cuộc sống bị xáo trộn ở quy mô chưa từng có bởi đại dịch. Trang thông tin chuyên về các vấn đề tâm lý Psychology Today đăng tải bài viết cho rằng đây là giai đoạn nhạy cảm đối với các bạn trẻ: "Thanh thiếu niên và sinh viên tràn đầy năng lượng, nhu cầu giao tiếp lớn khiến họ gặp nhiều khó khăn khi phải ở nhà giãn cách xã hội. Các thay đổi về hormone trong giai đoạn dậy thì càng khiến tâm trạng trở nên khó đoán định".

Cuộc sống bị bó buộc so với trước đây như quy định thường xuyên đeo khẩu trang, hạn chế ra đường, không tập trung đông người, không tiếp xúc gần với người khác, nhất là trong thời gian giãn cách xã hội khiến không ít bạn trẻ khó chịu, căng thẳng kéo dài dẫn, suy sụp tinh thần. 

a-nh-3.jpeg
Những áp lực đè nặng lên vai những người trẻ khiến họ trở nên lạc lõng và lo lắng hơn bao giờ hết. Nguồn: Metro.

 

Bên cạnh đó, việc theo dõi liên tục các thông tin về tình hình dịch bệnh COVID19 và tiếp cận những tin xấu, độc có thể dẫn đến tâm trạng hoang mang, lo lắng. Nhiều khảo sát đã chứng minh rằng có rất nhiều thanh thiếu niên trải qua tâm trạng căng thẳng, rối loạn cảm xúc và trầm cảm trong thời kỳ dịch bệnh diễn ra phức tạp hiện nay. Không những thế, sự mất mát về người thân cũng như những âu lo cho sức khỏe của gia đình cũng trở thành vết thương tâm cho nhiều bạn trẻ. 

Đối với sinh viên đang theo học hoặc vừa mới tốt nghiệp, nỗi lo về chi phí sinh hoạt, trang trải cuộc sống cũng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Nhiều bạn trẻ lựa chọn không trở về quê, ở lại thành phố bất chấp rủi ro về sức khỏe để đi làm, hoặc vì yếu tố kinh tế không thể trở về với gia đình đều gặp phải vấn đề tâm lý như buồn tủi hoặc trầm cảm nhẹ. Hơn thế nữa, vì nhu cầu việc làm để trang trải cuộc sống mà có sinh viên đã trở thành nạn nhân của lừa đảo tiền và sức lao động.

Bên cạnh đó, thay vì được giãi bày và giao lưu với bạn bè, người thân, các bạn trẻ thường bị cô lập trong thời kỳ giãn cách xã hội, tạo nên tâm lý chán nản, cô đơn. Theo một khảo sát được thực hiện vào năm 2019 với hơn 2.000 người trưởng thành ở Vương quốc Anh cũng cho thấy gần 88% người Anh ở độ tuổi từ 18 - 24 cho biết họ cảm thấy cô đơn ở một mức độ nào đó với 24% thường xuyên phải chịu đựng và 7% nói rằng họ luôn cô đơn. Vào tháng 3/2020, trong một cuộc khảo sát của tổ chức Young Wells, khi giới trẻ được hỏi về mối quan tâm hàng đầu của họ về cách đối phó với đại dịch Covid-19, thì mối quan tâm nhất của họ là về sự cô đơn và cô lập. Lúc này, xu hướng tiếp cận đến các văn hóa phẩm đồi trụy, các nội dung xấu trên nền tảng mạng xã hội trở nên báo động. 

Vấn đề không thể coi nhẹ

Việc chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 ngày càng tăng lên khiến cho nhiều người bị sang chấn tâm lý dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài và quên trước quên sau, nhất là đối với giới trẻ. Nhiều bạn trẻ đã giải tỏa sự hoang mang, sợ hãi này bằng cách sử dụng thuốc an thần và không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. 

“Hội chứng sợ COVID thì đó chính là một trạng thái stress và những rối loạn tâm lý do COVID – 19 gây ra ảnh hưởng tâm lý, nhận thức và hành vi của người bệnh. Nó giống như một dạng ám ảnh cưỡng chế mà người bị lúc nào cũng lo âu và bị ám ảnh kể cả sau khi đã khỏi bệnh”, chuyên gia tâm lý Steven Nguyễn nhận định.

a-nh-4.jpeg
Hãy tìm sự trợ giúp từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý khi bản thân cảm thấy mình quá sợ hãi trước dịch bệnh. Nguồn: WHO

 

Theo anh Steven, có ba lý do khiến giới trẻ Việt Nam dễ bị tác động bởi dịch bệnh. Đầu tiên, dịch bệnh kéo đến đột ngột nên họ chưa kịp thích ứng. Thứ hai, giới trẻ là nhóm đối tượng nhiều năng lượng, đang có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội trong thời điểm quan trọng để hình thành bản sắc. Thứ ba, thế hệ Y và thế hệ Z đều là thế hệ đang đi làm hoặc đi học nên dễ nảy sinh mâu thuẫn nếu phải ở nhà quá lâu hay phải chịu sự kiểm soát hàng ngày của bố mẹ, người thân.

"Trước hết, mọi người cần phải có cái nhìn rõ hơn về dịch bệnh COVID-19 cũng như tác hại của nó gây ra cho con người như thế nào. Sau khi hiểu rõ về những tác động tiêu cực của dịch bệnh, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức, từ đó ta sẽ có một cuộc sống lành mạnh và cân bằng hơn”.

Ngoài ra, mọi người cũng cần hạn chế sử dụng mạng xã hội, đọc những thông tin tiêu cực về dịch bệnh để tránh bị ám ảnh tâm lý và khủng hoảng tinh thần. Như vậy, chúng ta sẽ kiểm soát được cảm xúc cá nhân của mình một cách tốt nhất và quay trở lại cuộc sống bình thường”, chuyên gia tâm lý Steven Nguyễn khuyên và khuyến cáo thêm, khi thấy các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, mọi người đừng ngần ngại tìm sự trợ giúp từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN