Hai mươi năm “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

(Sóng trẻ) - Vào một buổi chiều tháng năm, tôi tìm đến số nhà 116c ngõ 158 Hoàng Hoa Thám (Ba Đình Hà Nội) để gặp ông Đỗ Sáng Luyện - ông tổ trưởng dân phố nổi tiếng “trong ngõ nài làng” hai mươi năm vớt rác bên hồ B52. Thế nhưng ông không có nhà. Hỏi ra mới hay ông đang vớt rác bên hồ và dọn vệ sinh công.

Ông Luyện năm nay đã bảy mươi tám tuổi, đã qua rồi cái tuổi thất thập cổ lai hy, tóc đã bạc phơ và tay chân không cũng không còn nhanh nhạy như trước nữa.Vậy mà ông chưa chịu nghỉ ngơi, vẫn hăng say làm việc và lao động. Ngày trước ông là thanh niên xung phong kỹ thuật cầu đường, tham gia kháng chiến chống Mỹ bảo vệ tổ quốc. Sau khi hòa bình lập lại, ông được trao Huân chương kháng chiến hạng Nhất và về công tác tại địa phương. Hiện ông Luyện đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia rất nhiều công việc như tổ trưởng dân phố, bảo vệ dân phố, phát thanh viên, cộng tác viên y tế.v.v. Ai cũng bảo ông là ông già “ham công tiếc việc”.

Từ năm 1990, ông nhận làm tổ trưởng dân phố của phường Ngọc Hà, đến nay đã được 24 năm. Hơn hai mươi năm nay, ngày nào ông cũng hai, ba lần mang vợt, chổi ra ven hồ B52 vớt và quét rác. Lúc đầu nhiều người xì xèo bàn tán, có người còn bảo ông già lẩm cẩm, “rảnh hơi”. Vậy nhưng ông vẫn kiên trì công việc của mình, bất kể ngày nắng hay mưa đều mang vật dụng đi làm sạch khu di tích. Ông cứ tính hướng gió, thấy rác dạt vào chỗ nào thì ra vớt chỗ đó. Hỏi ông công việc như thế có mệt lắm không, ông cười khà khà: “việc đơn giản ấy mà. Và lại không phải phụ thuộc vào ai nên coi như giải khuây lúc chân tay còn khỏe mạnh”.

3bbd9deb5_3._ong_luyen_mot_minh_vot_rac_ben_ho_b52.jpg

Ông Luyện một mình vớt rác bên hồ B52

3bbd9deb5_4._dung_cu_vot_rac_tu_che_tho_so..jpg

Dụng cụ vớt rác tự chế thô sơ

Lý do ông Luyện làm công việc không công hơn hai mươi năm như vậy, nghe thật đơn giản nhưng cũng đầy cảm động và khâm phục. Ông làm là để vận động tay chân, vừa “thể dục cả sáng lẫn chiều”, vừa làm sạch môi trường công cộng. Khi được hỏi sao không đi bộ hay tập thể dục ở các câu lạc bộ người cao tuổi, ông cười: “vì việc đó chỉ có ích cho bản thân thôi”.
3bbd9deb5_5._m_rac_thai_cho_xe_rac_den_cho..jpg

m rác thải chờ xe rác đến chở

Thực ra, lý do ông ngày ngày vớt rác ven hồ đâu chỉ có thế. Theo ông, “hồ B52 là nơi xác máy bay B52 rơi xuống, là chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong thời kỳ khốc liệt khó khăn. Nhìn đơn giản thế thôi nhưng đây lại là một di tích lịch sử tầm cỡ quốc tế, ngày nào cũng có rất nhiều đoàn khách đến tham quan, thậm chí có người còn thuê thuyền bơi ra giữa hồ để tận tay sờ vào xác máy. Là một di tích lịch sử đáng tự hào như vậy lại để rác rưởi, bẩn thỉu thì thật xấu hổ”. Đây là lý do vì sao khi nhắc đến công việc vớt rác, ông tỏ vẻ rất đỗi tự hào. Ông bảo nhiều người sợ quần áo chân tay lấm bẩn, hơn nữa lại mang tiếng đi nhặt rác, quét rác nên dù thấy chướng mắt cũng chẳng dám làm. “Riêng tôi thì thấy lao động là vinh quang. Miệng nói tay làm thì người ta mới nể".

Ông tổ trưởng dân phố hết lòng vì bà con

Là tổ trưởng dân phố gần 24 năm, ông Luyện luôn được bà con trong phường yêu mến và kính trọng. Chị Nguyễn Thị Phương, bán thịt ở đầu chợ Hữu Tiệp đã không ngớt lời khen ông. Chị bảo “Ông cụ chịu khó lắm! Cứ hôm nào ùn tắc giao thông là cụ lại ra điều khiển cho xe đi lại thông suốt, rồi cứ tan chợ lại cầm túi nilon đi để thu rác thải cho thật gọn gàng”. Sẩm tối, ông thường đứng gác ở quanh khu dân cư, vừa để bảo vệ trật tự trị an cho tổ, phường, vừa nhắc nhở bà con nhân dân để rác thải đúng nơi quy định. 

3bbd9deb5_anh_1.jpg

Ông Luyện quét rác thải sau mưa

Công việc của ông vất vả, có hôm giữa khuya cũng phải lần đi, nhưng trợ cấp của ông thật đúng là “ba cọc ba đồng”: trợ cấp tổ trưởng dân phố được 400 nghìn, trợ cấp bảo vệ tổ dân phố được 700 nghìn đồng một tháng. May thay, ông còn có lương hưu cộng với số tiền cho thuê nhà trọ nên đời sống cũng không có khó khăn. Có nhà ở cho thuê nhưng hai ông bà sống rất giản dị. Ông làm việc và sinh hoạt trong căn phòng vỏn vẹn có 12 mét vuông, đồ đạc đơn sơ và mọi thứ hầu như đã cũ. Ông bảo có ba người con, hai trai một gái, tiền lương thì gửi tiết kiệm để dành cho các con các cháu mai sau.

ff280028f_7._ong_luyen_tai_nha_rieng..jpg

Ông Luyện tại nhà riêng

Khi được hỏi có mong muốn gì về công việc đang làm, ông bảo “Chỉ mong sao bà con trong tổ nài phường đừng vứt rác bừa bãi nữa. Hồ B52 là di tích lịch sử, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, tôi mong sao góp sức mọn của mình để bảo vệ và giữ gìn, làm gương cho con cháu mai này học tập”.

Nguyễn Huệ
Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN