Hành tinh lùn hé lộ nguồn gốc sự sống trên Trái Đất
(Sóng trẻ) - Hiện tượng một tiểu hành tinh thuộc hệ Mặt trời bắt đầu sản sinh ra nước có thể là đầu mối chứng minh nguồn gốc sự sống trên Trái đất.
Các nhà khoa học cho biết một tiểu hành tinh có thể hé lộ nguồn gốc sự sống trên Trái Đất (Ảnh: GETTY)
Kính thiên văn Herschel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã nhận thấy hơi nước thoát ra từ bề mặt của hành tinh lùn Ceres với tỉ lệ 6kg/giây. Các nhà khoa học tin rằng chất lỏng, chìa khóa dẫn tới sự sống trên một hành tinh, có thể hình thành từ các suối nước nóng hoặc núi lửa bị phủ băng. Phát hiện này có thể chỉ ra được nguồn gốc của chúng ta.
Hành tinh Ceres được biết đến là tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời, với quỹ đạo quay quanh Mặt trời, giữa vành đai sao Hỏa và sao Mộc. Giống với hành tinh lùn Ceres, Mặt trăng Europa của sao Mộc và Enceladus của sao Thổ cũng tiềm ẩn những nguồn nuôi dưỡng sự sống. Một cuộc nghiên cứu in trên tạp chí Nature đã xác nhận những mối nghi ngờ trước đây về một hành tinh có chứa nước.
Các lớp của tiểu hành tinh Ceres (Ảnh: NASA)
Tiến sĩ Humberto Campins, Đại học Trung tâm Florida, đã nhận xét cuộc nghiên cứu có thể chứng minh nguồn gốc sự sống trên Trái đất. Ông nói: “Những cú va chạm trước đây giữa các tiểu hành tinh và sao chổi đóng một phần đáng kể trong nguồn gốc và sự tiến hóa sự sống trên hành tinh của chúng ta”. Tiến sĩ còn cho rằng sự khám phá ra hơi nước trên Ceres có thể hé lộ về sự di cư trên diện rộng của các hành tinh, ví dụ như sao Mộc.
Đã có một kịch bản cho rằng khi những hành tinh lớn di chuyển, chúng sẽ làm gián đoạn số lượng tiểu hành tinh và sao chổi đã va vào Trái đất và Mặt trăng, mang theo phân tử hữu cơ và nước tới Trái đất.
Tiến sĩ Micheal Kuppers thuộc phòng thí nghiệm của ESA ở Villanueve de la Canada, Thổ Nhĩ Kì, nói rằng các phân tử nước được phát hiện đã tách ra khỏi hai vùng của hành tinh Ceres. Ông cũng giải thích về những hình ảnh hồng nại cho thấy dấu hiệu của hơi nước xung quanh hành tinh này. Tiến sĩ nói: “Mặc dù những quan sát đã cho thấy rõ hơn về hoạt động vủa hành tinh Ceres thông qua quỹ đạo của nó; nhưng các nhà khoa học vẫn hi vọng tàu vũ trụ Dawn, bay theo quỹ đạo của Ceres vào đầu năm 2015 tới đây sẽ cung cấp thông tin lâu dài về hiện tượng xuất hiện nước ở hành tinh này”.
Ceres thuộc lớp tiểu hành tinh đầu tiên được tìm thấy và có khoảng cách gần Trái đất nhất. Những phát hiện đã được đưa ra khi NASA phóng tàu vũ trụ Dawn tới thám hiểm Ceres sau khi đã thám hiểm thành công tiểu hành tinh Vesta - một thế giới thu nhỏ hấp dẫn khác.
Ceres lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1801 và ban đầu được các nhà thiên văn học phân loại là một hành tinh. Dựa vào những quan sát về sau vào năm 2006, cùng lúc với sự phân loại xuống cấp sao Diêm vương; Ceres bị hạ xuống thành tiểu hành tinh. Đây là hành tinh có kích thước gần giống diện tích bang Texas và cách xa gấp gần ba lần so với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời.
Dion Dassanayake (Daily Express)
Dịch: Hồng Nhung
Báo mạng 33
Cùng chuyên mục
Bình luận