Hát Then Tuyên Quang - “Đặc sản văn hóa dân tộc”
(Sóng trẻ) - Then là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, đa dạng vừa phản ánh, vừa
mô tả, vừa gửi gắm những ngọt bùi, đắng cay của cuộc sống đồng thời còn
lưu trữ những giá trị văn học nghệ thuật ngàn đời của ông cha.
Hát Then là loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng…Trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, hát Then được lưu truyền qua nhiều thế hệ và gắn bó sâu sắc với người Tày ở Tuyên Quang.
Hát Then không chỉ đơn thuần là một loại hình âm nhạc hay diễn xướng dân gian mà có sự gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hầu như huyện nào cũng có hát Then nhưng tập trung chủ yếu ở Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình. Hát Then thường được sử dụng trong các nghi lễ: cầu mùa, cầu yên, cấp sắc…Nói đến hát Then là phải nói tới cây đàn tính. Cây đàn tính (đàn then, tính tẩu) là nhạc cụ độc đáo có âm thanh mượt mà, giàu chất trữ tình, làm cho nghệ thuật hát Then được nâng cao, có sức cuốn hút lòng người.
Hát Then Tuyên Quang được chia thành hai nhóm: Then Kỳ yên và Then Lễ hội. Then Kỳ yên, hiện có khoảng 60 bài Then cổ được hát trong các nghi lễ. Nhóm Then Lễ hội là những khúc hát mới được sáng tác ca ngợi cuộc sống, lao động sản xuất, cũng như ước muốn cuộc sống no ấm, đầy đủ hơn.
Ngôn ngữ - lời Then mộc mạc, giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống đời thường, sử dụng ngôn từ tượng hình, tượng thanh phong phú, lối so sánh, ví von. Then là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, đa dạng vừa phản ánh, vừa mô tả, vừa gửi gắm những ngọt bùi, đắng cay của cuộc sống đồng thời còn lưu trữ những giá trị văn học nghệ thuật ngàn đời của ông cha.
Lễ hội Lồng Tong và đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “nghi lễ Then của người Tày” tỉnh Tuyên Quang
Then có đặc trưng là giai điệu mượt mà, đằm thắm và mở đầu câu hát bao giờ cũng có từ "ới la". Từ “ới la” có nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất, thiên nhiên, vạn vật. Cấu trúc âm nhạc của Then Tuyên Quang là các quãng âm nhạc gần nhau hơn tạo âm hưởng đầm ấm của con người xứ Tuyên.
Hát Then Tuyên Quang và các tỉnh vùng Việt Bắc đang được chuẩn bị lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là cơ hội lớn để di sản văn hóa dân tộc Tày Tuyên Quang được cả thế giới biết đến. Song cũng đặt ra đối với Tuyên Quang những thách thức không nhỏ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật di sản văn hóa dân gian này.
Hát Then là loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng…Trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, hát Then được lưu truyền qua nhiều thế hệ và gắn bó sâu sắc với người Tày ở Tuyên Quang.
Hát Then không chỉ đơn thuần là một loại hình âm nhạc hay diễn xướng dân gian mà có sự gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hầu như huyện nào cũng có hát Then nhưng tập trung chủ yếu ở Chiêm Hóa, Na Hang và Lâm Bình. Hát Then thường được sử dụng trong các nghi lễ: cầu mùa, cầu yên, cấp sắc…Nói đến hát Then là phải nói tới cây đàn tính. Cây đàn tính (đàn then, tính tẩu) là nhạc cụ độc đáo có âm thanh mượt mà, giàu chất trữ tình, làm cho nghệ thuật hát Then được nâng cao, có sức cuốn hút lòng người.
Hát Then – "đặc sản văn hóa dân gian”
Hát Then Tuyên Quang được chia thành hai nhóm: Then Kỳ yên và Then Lễ hội. Then Kỳ yên, hiện có khoảng 60 bài Then cổ được hát trong các nghi lễ. Nhóm Then Lễ hội là những khúc hát mới được sáng tác ca ngợi cuộc sống, lao động sản xuất, cũng như ước muốn cuộc sống no ấm, đầy đủ hơn.
Ngôn ngữ - lời Then mộc mạc, giàu hình ảnh, gần gũi với cuộc sống đời thường, sử dụng ngôn từ tượng hình, tượng thanh phong phú, lối so sánh, ví von. Then là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, đa dạng vừa phản ánh, vừa mô tả, vừa gửi gắm những ngọt bùi, đắng cay của cuộc sống đồng thời còn lưu trữ những giá trị văn học nghệ thuật ngàn đời của ông cha.
Lễ hội Lồng Tong và đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “nghi lễ Then của người Tày” tỉnh Tuyên Quang
Then có đặc trưng là giai điệu mượt mà, đằm thắm và mở đầu câu hát bao giờ cũng có từ "ới la". Từ “ới la” có nghĩa là khát vọng giao đãi của con người với trời đất, thiên nhiên, vạn vật. Cấu trúc âm nhạc của Then Tuyên Quang là các quãng âm nhạc gần nhau hơn tạo âm hưởng đầm ấm của con người xứ Tuyên.
Hát Then Tuyên Quang và các tỉnh vùng Việt Bắc đang được chuẩn bị lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là cơ hội lớn để di sản văn hóa dân tộc Tày Tuyên Quang được cả thế giới biết đến. Song cũng đặt ra đối với Tuyên Quang những thách thức không nhỏ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật di sản văn hóa dân gian này.
Trần Thanh Hằng
Báo phát thanh K32
Báo phát thanh K32
Ảnh: Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận