Hãy hỏi vì sao học giỏi nhưng vẫn nghèo?
(Sóng trẻ) - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 2012 vừa công bố kết quả khảo sát, theo đó học sinh Việt Nam xếp thứ 17 về Toán trên tổng số 65 nước tham gia. Tuy nhiên, cuối năm 2009 ta mới chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình theo phân loại của Ngân hàng Thế giới.
Theo kết quả khảo sát PISA 2012 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD) vào ngày 3/12 thì học sinh Việt Nam xếp trên Mỹ ở cả 3 khả năng: Đọc hiểu, Toán và Khoa học, xếp thứ 17/65 quốc gia. Đặc biệt với môn Toán - trọng tâm của cuộc khảo sát được tiến hành với 510.000 thì học sinh Việt đã xếp trên cả Anh, Mỹ.
Danh hiệu, thành tích được truyền thông tụng ca cũng rất đáng quý, vì nó thôi thúc người ta hành động để đạt được những khát vọng. Nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít băn khoăn khi ta mới vừa thoát nghèo được ít năm. Vậy vì đâu ta chưa…giàu nhanh như các nước bạn?
Nhà trường và các bậc phụ huynh luôn kỳ vọng con em mình sẽ là những thạc sĩ, tiến sĩ; một môi trường giáo dục khiến nhiều em phải học từ 7h sáng đến 9h đêm tuy nhiên nhiều em ra nài đời lại không thể ứng dụng được nhiều thực tế. GS. Ngô Bảo Châu đã từng đặt vấn đề này là khi “sinh viên chỉ được học lý thuyết nhưng thực hành quá ít...”.
Thành tích, danh hiệu đạt được của học sinh Việt Nam ( Nguồn: Internet)
Hàng năm trong các cuộc thi Olympic Quốc tế, các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Việt Nam luôn giành được những giải thưởng cao nhưng những phát minh khoa học mang tính thực tiễn lại không thấy nhiều. Các nhân tài đều đổ xô đi nước nài để kiếm cơ hội sử dụng kiến thức của mình, sinh viên du học thì ở lại nước nài luôn vì môi trường trong nước không giúp họ phát triển được.
Nhìn cảnh phụ huynh phải đạp đổ cổng trường đăng ký học cho con, nhìn những thạc sĩ, cử nhân phải đi làm công nhân hoặc làm việc trái nghề, nhìn những niềm tự hào Toán học, Lý học, Hóa học một thuở… giờ mất hút nơi đâu mà xót xa!
Việt Nam không thiếu gì nhân tài nhưng đừng để cho các nhân tài không có “đất dụng võ”, bị thui chột vì nền giáo dục của nước nhà! Nền giáo dục phải làm sao đề kết quả cao song song với những thành tựu, với sự phát triển phồn thịnh của nước nhà thì mới đáng mừng.
Có người đã nói rằng, xin các nhà quản lý giáo dục hãy đừng bận tâm nhiều đến kết quả của cuộc khảo sát kia nữa, hãy bằng những hành động cụ thể, đột phá, mạnh bạo, để nghịch lý “giỏi mà vẫn nghèo” không còn nữa. Có thể tự hào vì nghèo mà vẫn học giỏi, nhưng cũng nên đặt câu hỏi vì sao giỏi thế vẫn nghèo?
Thùy Linh
Báo mạng K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận