Hết vỉa hè, người đi bộ đi… dưới lòng đường
(Sóng Trẻ) - Vỉa hè là đường dành riêng cho người đi bộ. Thế nhưng, một thực tế hiện nay ở Thủ đô Hà Nội, vỉa hè đã và đang bị nhiều tổ chức, cá nhân ngang nhiên chiếm dụng…
Câu chuyện “vỉa hè nào dành cho người đi bộ” trên địa bàn thành phố Hà Nội không phải đến bây giờ người ta mới nói đến, mà từ lâu các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản xử lý, mở nhiều đợt cao điểm ra quân xử phạt các sai phạm về lấn chiếm vỉa hè.
Thế nhưng xử lý việc lấn chiếm vỉa hè giống như “bắt cóc bỏ đĩa”, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè để trông giữ xe ô tô, xe gắn máy, kinh doanh ăn uống, bày bán các đồ dùng như quần áo, mũ bảo hiểm, mắt kính… khiến người đi bộ buộc phải đi dưới lòng đường.
Dọc các tuyến phố như: Đại La, Trương Định, Bạch Mai, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Chí Thanh… hay trên các tuyến phố đi bộ ở khu phố cổ như Hàng Bông, Hàng Gai, Đồng Xuân, Cầu Gỗ… vỉa hè bị chiếm dụng rất nhiều. Các tổ chức, cá nhân “chia năm xẻ bảy” vỉa hè để kinh doanh, giữ xe, coi như một chuyện “tất yếu” của cuộc sống.
Các tuyến đường như Trường Chinh, Xuân Thủy, người dân cũng vô tư chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh, bày bán la liệt các loại quần áo, dày dép, mũ bảo hiểm, mắt kính...
Chưa hết, tại một số địa điểm khác, do không đủ chỗ đỗ xe dưới lòng đường, nhiều xe ô tô, xe gắn máy cũng thản nhiên “ngự trị” trên vỉa hè. Có thể điểm mặt các tụ điểm “tập kết” xe dưới lòng đường, trên vỉa hè thuộc loại “khủng” ở Hà Nội như phố Phủ Doãn, trước cổng Sở Nội vụ Hà Nội (tại số 18, Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm) đến các tuyến đường ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy)…
Hết vỉa hè, người đi bộ phải đi… dưới lòng đường - (Ảnh chụp trên đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội).
Có vỉa hè rộng, thế nhưng người đi bộ lại khó có thể len lỏi để đi vì lâu nay những chỗ này luôn là nơi “tập kết” của những chiếc ô tô, xe gắn máy đậu hàng hai, hàng ba. Nhiều người dân đi bộ qua đây thường phải chọn “lối đi chung” là đi dưới… lòng đường.
Chuyện lấn chiếm vỉa hè thành “sân nhà” để làm nơi đỗ xe không phải là hiếm gặp như: vỉa hè trước cổng Bưu điện Hà Nội ở 75B, Đinh Tiên Hoàng, hay trước cổng tòa nhà Pacific Place Lý Thường Kiệt là những ví dụ điển hình.
Trước tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng một cách ngang nhiên, nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới trật tự an toàn giao thông và nếp sống văn minh đô thị, tại buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội vào chiều ngày 17/10/2011, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng đã yêu cầu Hà Nội cần sớm chỉ đạo ngừng việc thu phí tại các điểm trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè ngay trong tháng 11 này.
Trên tinh thần đó, tại cuộc họp sơ kết công tác quý III/2011 Ban chỉ đạo 197 của thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố đã yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm về lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn. Các ban, nghành chức năng không cấp phép cho xe ô tô, xe gắn máy đỗ trên vỉa hè. “Trong trường hợp các tổ chức, đơn vị đã được cấp phép thì phải dành tối thiểu 1,5m vỉa hè cho người đi bộ”.
Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng, ở thành phố Hà Nội hiện nay các bãi, điểm đỗ xe đang thiếu nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu để xe của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, chế tài xử lý của các cơ quan chức năng vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, cho nên đã xảy ra hiện tượng “nhờn luật”. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân trong việc dành vỉa hè cho người đi bộ vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.
Đã đến lúc Hà Nội cần một giải pháp đồng bộ, cụ thể và mạnh tay hơn nữa để “Thủ đô ngàn năm văn hiến” có những con phố văn minh, những vỉa hè thông thoáng thực sự là của người đi bộ.
Câu chuyện “vỉa hè nào dành cho người đi bộ” trên địa bàn thành phố Hà Nội không phải đến bây giờ người ta mới nói đến, mà từ lâu các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản xử lý, mở nhiều đợt cao điểm ra quân xử phạt các sai phạm về lấn chiếm vỉa hè.
Thế nhưng xử lý việc lấn chiếm vỉa hè giống như “bắt cóc bỏ đĩa”, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè để trông giữ xe ô tô, xe gắn máy, kinh doanh ăn uống, bày bán các đồ dùng như quần áo, mũ bảo hiểm, mắt kính… khiến người đi bộ buộc phải đi dưới lòng đường.
Dọc các tuyến phố như: Đại La, Trương Định, Bạch Mai, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Chí Thanh… hay trên các tuyến phố đi bộ ở khu phố cổ như Hàng Bông, Hàng Gai, Đồng Xuân, Cầu Gỗ… vỉa hè bị chiếm dụng rất nhiều. Các tổ chức, cá nhân “chia năm xẻ bảy” vỉa hè để kinh doanh, giữ xe, coi như một chuyện “tất yếu” của cuộc sống.
Các tuyến đường như Trường Chinh, Xuân Thủy, người dân cũng vô tư chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh, bày bán la liệt các loại quần áo, dày dép, mũ bảo hiểm, mắt kính...
Chưa hết, tại một số địa điểm khác, do không đủ chỗ đỗ xe dưới lòng đường, nhiều xe ô tô, xe gắn máy cũng thản nhiên “ngự trị” trên vỉa hè. Có thể điểm mặt các tụ điểm “tập kết” xe dưới lòng đường, trên vỉa hè thuộc loại “khủng” ở Hà Nội như phố Phủ Doãn, trước cổng Sở Nội vụ Hà Nội (tại số 18, Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm) đến các tuyến đường ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, khu đô thị Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy)…
Có vỉa hè rộng, thế nhưng người đi bộ lại khó có thể len lỏi để đi vì lâu nay những chỗ này luôn là nơi “tập kết” của những chiếc ô tô, xe gắn máy đậu hàng hai, hàng ba. Nhiều người dân đi bộ qua đây thường phải chọn “lối đi chung” là đi dưới… lòng đường.
Chuyện lấn chiếm vỉa hè thành “sân nhà” để làm nơi đỗ xe không phải là hiếm gặp như: vỉa hè trước cổng Bưu điện Hà Nội ở 75B, Đinh Tiên Hoàng, hay trước cổng tòa nhà Pacific Place Lý Thường Kiệt là những ví dụ điển hình.
Trước tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng một cách ngang nhiên, nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới trật tự an toàn giao thông và nếp sống văn minh đô thị, tại buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội vào chiều ngày 17/10/2011, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng đã yêu cầu Hà Nội cần sớm chỉ đạo ngừng việc thu phí tại các điểm trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè ngay trong tháng 11 này.
Trên tinh thần đó, tại cuộc họp sơ kết công tác quý III/2011 Ban chỉ đạo 197 của thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khôi, Phó chủ tịch UBND thành phố đã yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm về lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trên địa bàn. Các ban, nghành chức năng không cấp phép cho xe ô tô, xe gắn máy đỗ trên vỉa hè. “Trong trường hợp các tổ chức, đơn vị đã được cấp phép thì phải dành tối thiểu 1,5m vỉa hè cho người đi bộ”.
Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng, ở thành phố Hà Nội hiện nay các bãi, điểm đỗ xe đang thiếu nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu để xe của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, chế tài xử lý của các cơ quan chức năng vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, cho nên đã xảy ra hiện tượng “nhờn luật”. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân trong việc dành vỉa hè cho người đi bộ vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.
Đã đến lúc Hà Nội cần một giải pháp đồng bộ, cụ thể và mạnh tay hơn nữa để “Thủ đô ngàn năm văn hiến” có những con phố văn minh, những vỉa hè thông thoáng thực sự là của người đi bộ.
Lê Thanh Bình
Lớp Báo chí
Học viện Chính trị.
Lớp Báo chí
Học viện Chính trị.
Cùng chuyên mục
Bình luận