Hồ Thị Cưu - Nữ cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

Đến quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, nghe kể chuyện về những chiến công của sáu cô gái trên sông Bung thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ai cũng thán phục. Thán phục bởi lòng dũng cảm, đức hy sinh và tình yêu thương đồng đội. Trong đó, Hồ Thị Cưu là một trong sáu nữ chiến sĩ gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến,  nay lại đi đầu phong trào cựu chiến binh làm kinh tế giỏi.

Tôi luyện trong chiến tranh 

Năm 12 tuổi, Hồ Thị Cưu tham gia thanh niên xung phong, và sau 3 năm, cô trở thành bộ đội của Trung đoàn Vận tải 220, Cục Hậu cần Quân khu 5. Cô kể: “Còn nhỏ, tôi tuy không cao lớn như bạn bè cùng trang lứa, nhưng là một cô gái khá mạnh mẽ, gan dạ và bơi lội giỏi. Vì vậy khi trở thành bộ đội, tôi đã được giao cùng 5 đồng đội đảm nhiệm công việc lái đò trên sông Bung vận chuyển đạn xuống tiền tuyến và đưa thương binh về”. 

Cô cũng nhớ lại “Những năm tháng chiến tranh, sông Bung là tuyến đường vận chuyển đạn, lương thực, thực phẩm phục vụ các đơn vị chiến đấu. Vì thế, đế quốc Mỹ coi đây là một trong những trọng điểm để đánh phá. Hằng ngày, cứ từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng, chúng tôi vượt sông vận chuyển đạn, lương thực, thực phẩm, thuốc men cho các đơn vị. Khi về nếu có thương binh, chị em tôi lại đưa các anh về hậu cứ để chữa trị. Nhiều hôm vượt thác trong mưa, thuyền lao xuống dòng thác và đắm, những tải hàng nằm lại dưới sông, đợi đến sáng sớm hôm sau, chúng tôi mới cùng nhau lượm và đưa tải hàng lên bờ, đêm sau vận chuyển tiếp...”

Để hoàn tất những chuyến hàng chi viện cho tiền tuyền, sáu nữ chiến sĩ sông Bung thường xuyên phải dầm mình dưới sông với chất độc da cam “trải dài trên mặt nước”; phải đối mặt với bom từ trường mà đế quốc Mỹ gài dưới lòng sông. Cuộc sống nơi chiến trường vô cùng khắc nghiệt, ngày qua ngày chỉ có củ sắn với rau tàu bay. Thế nhưng những cô gái vẫn thương yêu, đoàn kết và động viên nhau, tiếp thêm động lực, ý chí căm thù để quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến. 

Trong những năm tháng ác liệt ấy, Hồ Thị Cưu và tiểu đội nữ vận tải gan góc đã vận chuyển được rất nhiều tải đạn - làm nên kỳ tích “6 cô gái giỏi sông Bung”. Câu chuyện về 6 nữ thanh niên xung phong ngày đêm chở thương, tải đạn trên sông Bung mãi còn vang vọng. Với nữ cựu chiến binh – thương binh Hồ Thị Cưu, những năm tháng ngược, xuôi “chở đạn xuống, chở thương về” sẽ luôn là những kí ức tự hào về một thời hoa lửa một thời được tôi luyện trong chiến tranh.

Bản lĩnh, trí tuệ được phát huy

Trở về sau chiến tranh, nữ chiến sĩ - thương binh (hạng 2/4) Hồ Thị Cưu với một mảnh đạn găm ở cánh tay phải, cùng 36 vết thương lớn nhỏ khắp người, quyết định ở lại Thành phố Đà Nẵng lập nghiệp. Với bản tính lanh lợi, cầu tiến, dám nghĩ, dám làm, Hồ Thị Cưu sớm bắt tay vào con đường kinh doanh, làm kinh tế. Chẳng mấy chốc, từ hai bàn tay trắng, cô đã mở được công ty Kim Lục Hưng cho riêng mình ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam), chuyên kinh doanh đá cẩm thạch.  Công ty của cô một tháng sản xuất được hơn 10 ngàn tấn đá cẩm thạch và là nguồn cung cấp đá chủ yếu cho các tỉnh thành trên cả nước.

Thế nhưng với khả năng nắm bắt cơ hội, nhận thấy kinh doanh đá cẩm thạch đem lại nguồn lợi nhuận thấp, nên cô đã có một quyết định táo bạo là chuyển qua kinh doanh gạch tuynel và đã xây dựng được nhà máy sản xuất gạch tuynel đầu tiên tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). Cô không ngừng mở rộng đối tác, phát triển quy mô sản xuất – kinh doanh, xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm và là nguồn cung cấp chính cho các tỉnh miền Trung và miền Nam.

54391a0ef_i_9878.jpg
Hồ Thị Cưu – nữ cựu chiến binh thành đạt trong thời bình

Nữ doanh nhân – cựu chiến binh Hồ Thị Cưu và những công ty của cô thường xuyên quan tâm giúp đỡ, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 200 lao động và việc làm thời vụ cho những đồng đội, con em thương binh, liệt sĩ hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và hàng trăm lao động nghèo khó trong và nài tỉnh. 

Hằng tháng, cô đều đặn tổ chức nấu những bữa ăn tình thương tại Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Nam, hỗ trợ kinh phí 50 triệu đồng cho Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng và rất nhiều bệnh viện ở các thôn quê miền Trung, bên cạnh đó là những ngôi nhà tình nghĩa cho người nghèo và các bà mẹ Việt Nam anh hùng, tất cả kinh phí đều do cô bỏ ra với mục đích từ thiện.

Những đóng góp của nữ doanh nhân – cựu chiến binh, thương binh Hồ Thị Cưu cho xã hội mới đây đã được Chính phủ tặng bằng khen “Doanh nhân cựu chiến binh”. Hồ Thị Cưu nói trong sự xúc động nghẹn ngào: “Tôi còn sức thì còn làm, âu cũng là niềm vui tuổi về già và cũng góp một phần nhỏ công sức của mình để giúp đỡ cho xã hội, tri ân những người đồng đội đã cống hiến, hi sinh cho đất nước”.

Phí Thành Việt
Báo chí Đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN