Người trẻ suy ngẫm về bộ ảnh nghề báo những năm 1900s

Miền ký ức ùa về trong tâm thức

Các tòa soạn báo những năm 1900s đã không còn cho ra đời những ấn phẩm đơn thuần là những tờ công báo nữa mà bắt đầu chuyển hướng phản ánh quyền lợi của giới kinh doanh công thương hoặc những chuyển biến trong kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam đương thời. Bộ ảnh “Nghề” như một lát cắt của nền báo chí thời bấy giờ, gợi lại những miền ký ức tuổi thơ của thế hệ trẻ đã từng theo chân bố mẹ, người thân “tác nghiệp” trong giai đoạn khó khăn ấy.

anh-1.jpg
Bộ ảnh ''Nghề'' lấy ý tưởng từ sự giao thoa giữa tình cảm gia đình và công việc làm nghề của các nhà báo những năm 1900

 

Báo chí thời kỳ này tồn tại nhiều khuynh hướng, song xu thế chủ đạo vẫn là đề cao tinh thần dân tộc Việt Nam nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, đưa Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Chính vì vậy, cho dù bị kiểm duyệt gắt gao nhưng nhiều cây bút vẫn tìm nhiều cách để phản ánh chân thực thực tại xã hội. Bạn Phạm Thị Bích Ngọc, 19 tuổi, sinh viên Trường Đại học Thương Mại, cho biết qua bộ ảnh này, Ngọc cảm nhận rõ ràng những ký ức thuở nhỏ như “sống” lại trong trái tim mình, từ đó càng thấy trân trọng và yêu quý nghề nghiệp của bố mẹ hơn.

“Chiêm ngưỡng những bức ảnh này mà mình nhớ mẹ hay dặn rằng, nghề báo vất vả lắm, từ lấy tin đến chụp hình đều phải tự làm tất cả, thậm chí có những hôm phải thức đêm để viết cho kịp giờ đăng bài”, Bích Ngọc bày tỏ.

anh-2.jpg
Bộ ảnh khơi gợi nhiều ký ức tuổi thơ của thế hệ trẻ trên con đường làm báo của bố mẹ

 

Muốn làm báo phải chấp nhận đánh đổi

anh-3.jpg
Nghề báo luôn đòi hỏi những thông tin cập nhật, kịp thời

Bằng ống kính đậm chất xã hội, BTC Fire Up 2020 đã tái hiện lại cuộc sống của tầng lớp trí thức hiện đại đầu tiên của thế kỷ XX, cũng là của thế hệ nhà báo thời bấy giờ phải mang trong mình trọng trách gánh vác sứ mệnh dân tộc. Cơ sở vật chất thiếu thốn, trách nhiệm lại nặng nề nhưng chưa từng khiến những nhà báo “sẵn sàng xông pha trận mạc” ấy lùi bước. Không những thế, những năm 1900s nhân lực còn thiếu thốn, đời sống khó khăn, nhiều người chấp nhận bỏ dở sự nghiệp nhưng vẫn còn đó những nhà báo “tâm sáng, mắt trong” ngày ngày cống hiến sức mình cho nền báo chí nước nhà.

anh-4.jpg
Dù chụp ảnh hay lấy tin, đều do một người đảm nhiệm...

 

“Ngày mẹ viết, đêm mẹ viết, bao giờ xong thì mới nghỉ ngơi. Chỉ tiêu số lượng bài viết một ngày mẹ tự đặt ra gấp 3 lần ngày xưa. Kinh tế gia đình khó khăn, mẹ phải di chuyển khắp các tỉnh thành để lấy tin, viết bài để có nhuận bút lo cho việc ăn học của mình” - bạn Thùy Linh, lớp Báo Truyền hình K39, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ về những năm tháng cùng mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn ấy.

anh-5.jpg
… và không phân biệt giới tính

 

anh-6.jpg
Những nữ nhà báo cũng “xông pha trận mạc” không kém nam giới

 

Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, thái độ và phong cách làm việc của thế hệ đi trước sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thế hệ nhà báo trẻ sau này. “Nhà báo phải là người có năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp của mình, không ngại khó khăn và hết mình với công việc, với sản phẩm mình làm ra. Chính điều đó sẽ tạo nên giá trị của nghề báo và của mỗi người làm báo. Yêu nghề, nghiêm túc với nghề không chỉ thể hiện sự tôn trọng của mỗi nhà báo dành cho độc giả, mà hơn hết là dành cho chính bản thân họ” - bạn Diệu Trang, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói.

anh-7.jpg
Dẫn chương trình là một công việc không thể thiếu của các phóng viên, người làm báo thời ấy

 

anh-8.jpeg
Ngày nay, nhiều bạn trẻ theo đuổi nghề báo vì được truyền cảm hứng từ những nhà báo kỳ cựu

 

Bạn Đỗ Hương Ly, 19 tuổi, sinh viên năm hai Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết bộ ảnh “Nghề” đã đem đến một góc nhìn sâu sắc và trưởng thành hơn cũng như thay đổi định kiến về báo chí truyền thông. Nó khiến chúng ta nhận ra mình cũng đang là một trong số đông những người chạy theo xu hướng mà quên đi mất giá trị của cuộc sống. 

“Chúng ta quên mất rằng nhà báo là những người tiên phong trong công cuộc đấu tranh tư tưởng, là người nói hộ tiếng lòng của rất nhiều tầng lớp trong xã hội. Bộ ảnh này đã khơi dậy được phần nào đam mê và yêu thích của mình đối với nghề " làm dâu trăm họ " này. Làm báo không còn là một "nghề" kiếm sống mà còn là để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân” - Hương Ly chia sẻ.

anh-9.jpeg
Thời gian không làm mất đi những phẩm chất tốt đẹp của người làm báo

 

Bộ ảnh “Nghề” do BTC Fire Up thực hiện nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện của chương chương trình chào tân sinh viên Fire Up 2020 - Meteora do Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức. Có thể nói, bộ ảnh đã đưa thế hệ trẻ ngược dòng thời gian để quay về với những giá trị cốt lõi của nghề báo, đem lại nguồn động lực to lớn để các bạn tân sinh viên trường Báo vững bước trên con đường mình đã chọn.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN