Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo tuyển sinh sau đại học năm 2009
Thông báo tuyển sinh sau đại học đợt tháng 8 năm 2009
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Số: 456/TB-HVBCTT-SĐH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2009
|
THÔNG BÁO TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2009
Thực hiện kế hoạch tuyển sinh hằng năm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thông báo tuyển sinh sau đại học đợt tháng 8 năm 2009 như sau:
I. CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH
1. Ngành Truyền thông đại chúng
+) Chuyên ngành Báo chí học
- Trình độ Thạc sĩ - Mã số: 60 32 01
- Trình độ Tiến sĩ - Mã số: 62 32 01 01
+) Chuyên ngành Xuất bản
Trình độ Thạc sĩ - Mã số: 60 22 80
2. Ngành Khoa học chính trị
+) Chuyên ngành Công tác tư tưởng
- Trình độ Thạc sĩ - Mã số: 60 31 25
- Trình độ Tiến sĩ - Mã số: 62 31 25 01
+) Chuyên ngành Chính trị học
Trình độ Thạc sĩ - Mã số: 60 31 20
3. Ngành Triết học
Chuyên ngành Triết học
Trình độ Thạc sĩ - Mã số: 60 22 80
4. Ngành Kinh tế
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Trình độ Thạc sĩ - Mã số: 60 31 01
5. Ngành Lịch sử
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Trình độ Thạc sĩ - Mã số: 60 22 56
II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO
1. Hình thức đào tạo
+) Các lớp cao học và nghiên cứu sinh được tổ chức học theo hình thức chính quy tập trung và không tập trung.
+) Đối với các lớp cao học chính quy tập trung lên lớp 6 buổi/tuần vào các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
+) Đối với các lớp cao học chính quy không tập trung kế hoạch học tập sẽ thông báo sau.
2. Thời gian đào tạo
+) Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ theo hình thức tập trung là 3 năm, không tập trung là 4 năm.
+) Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 2 năm.
3. Địa điểm tổ chức lớp học
Các lớp nghiên cứu sinh và cao học (kể cả chính quy tập trung và không tập trung) được tổ chức học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
III. ĐIỀU KIỆN DỰ THI
1. Đối với đào tạo trình độ Tiến sĩ (chỉ tuyển thí sinh có bằng Thạc sĩ)
a. Tiến sĩ Truyền thông đại chúng chuyên ngành Báo chí học
Người dự thi cần thoả mãn các điều kiện sau:
+) Điều kiện về văn bằng:
Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Có bằng thạc sĩ Truyền thông đại chúng chuyên ngành Báo chí học và có ít nhất 01 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự thi đã được công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.
- Có bằng thạc sĩ Truyền thông đại chúng chuyên ngành khác, có ít nhất 02 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự thi đã được công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi và có giấy chứng nhận chuyển đổi các môn học do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp. (Xem Danh mục các môn học chuyển đổi dự thi sau đại học)
+) Điều kiện về thâm niên công tác:
Có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký dự thi và được cơ quan quản lý đồng ý cho phép dự thi.
+) Đủ sức khoẻ để học tập và công tác.
b. Tiến sĩ Khoa học chính trị chuyên ngành Công tác tư tưởng
Người dự thi cần thoả mãn các điều kiện sau:
+) Điều kiện về văn bằng:
Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Có bằng thạc sĩ Khoa học chính trị chuyên ngành Công tác tư tưởng và có ít nhất 01 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự thi đã được công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.
- Có bằng thạc sĩ Khoa học chính trị chuyên ngành khác, có ít nhất 02 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự thi đã được công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi và có giấy chứng nhận chuyển đổi các môn học do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp. (Xem Danh mục các môn học chuyển đổi dự thi sau đại học)
+) Điều kiện về thâm niên công tác:
Có ít nhất 02 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực đăng ký dự thi và được cơ quan quản lý đồng ý cho phép dự thi.
+) Đủ sức khoẻ để học tập và công tác
Lưu ý: Chỉ xét các bài báo của thí sinh dự thi nghiên cứu sinh được đăng trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục mà Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước ban hành năm 2006.
2. Đối với đào tạo trình độ Thạc sĩ
Thí sinh dự thi Cao học phải thoả mãn các điều kiện sau:
+) Điều kiện về văn bằng:
Thí sinh dự thi Cao học phải thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ.
- Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành nhưng khác chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và có giấy chứng nhận chuyển đổi các môn học do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp (Xem danh mục các môn học chuyển đổi dự thi sau đại học).
+) Điều kiện về thâm niên công tác :
Người có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Những trường hợp còn lại phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự thi kể từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự thi.
Chú ý: Nài các điều kiện về văn bằng và thâm niên như trên:
- Đối với chuyên ngành Công tác tư tưởng:
Người dự thi cao học nếu có bằng tốt nghiệp đại học các ngành: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Lịch sử Đảng CSVN cũng được dự thi nhưng phải học các môn học chuyển đổi theo quy định (Xem danh mục các môn học chuyển đổi dự thi sau đại học).
- Đối với chuyên ngành Báo chí học:
· Người dự thi cao học nếu có bằng tốt nghiệp đại học trong nhóm ngành gần với ngành báo chí như: Ngôn ngữ học, Ngữ văn, Văn hoá học, Xuất bản, Xã hội học cũng được dự thi nhưng phải học các môn học chuyển đổi theo quy định (Xem danh mục các môn học chuyển đổi dự thi sau đại học).
· Người dự thi cao học nếu có bằng tốt nghiệp đại học khác với các ngành: Báo chí, Ngôn ngữ học, Ngữ văn, Văn hoá học, Xuất bản, Xã hội học, phải có thâm niên công tác ít nhất là 03 năm trong các cơ quan báo chí - truyền thông tính đến ngày đăng ký dự thi và phải học các môn chuyển đổi theo quy định (Xem danh mục các môn học chuyển đổi dự thi sau đại học).
- Đối với chuyên ngành Xuất bản:
· Người dự thi cao học nếu có bằng tốt nghiệp đại học trong nhóm ngành gần với ngành Xuất bản như: Báo chí, Ngôn ngữ học, Ngữ văn, Văn hoá học, Xã hội học, Phát hành xuất bản phẩm cũng được dự thi nhưng phải học các môn học chuyển đổi theo quy định (Xem danh mục các môn học chuyển đổi dự thi sau đại học).
· Người dự thi cao học nếu có bằng tốt nghiệp đại học khác với các ngành: Xuất bản, Báo chí, Ngôn ngữ học, Ngữ văn, Văn hoá học, Xã hội học, Phát hành xuất bản phẩm, phải có thâm niên công tác ít nhất là 03 năm trong các nhà xuất bản tính đến ngày đăng ký dự thi và phải học các môn chuyển đổi theo quy định (Xem danh mục các môn học chuyển đổi dự thi sau đại học).
+) Đủ sức khoẻ để học tập và công tác.
IV. CÁC MÔN THI TUYỂN
Người dự thi phải tham dự kỳ thi tuyển sinh sau đại học do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức gồm các môn sau:
1. Thi tuyển nghiên cứu sinh
+) Nại ngữ: Thi đầu vào trình độ C (Chọn một trong 5 nại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung).
+) Môn chuyên ngành:
- Chuyên ngành Báo chí học: Cơ sở lý luận báo chí
- Chuyên ngành Công tác tư tưởng: Lý luận công tác tư tưởng
+) Bảo vệ đề cương nghiên cứu sinh.
2. Thi tuyển cao học
+) Môn cơ bản: Triết học Mác-Lênin
+) Môn cơ sở:
- Cơ sở lý luận báo chí (đối với chuyên ngành Báo chí học)
- Nguyên lý công tác tư tưởng (đối với chuyên ngành Công tác tư tưởng)
- Cơ sở lý luận xuất bản (đối với chuyên ngành Xuất bản)
- Lịch sử triết học (đối với chuyên ngành Triết học)
- Phương pháp luận sử học (đối với chuyên ngành Lịch sử Đảng)
- Chính trị học đại cương (đối với chuyên ngành Chính trị học)
- Lịch sử các học thuyết kinh tế (đối với chuyên ngành Kinh tế chính trị)
+) Nại ngữ: Thi đầu vào trình độ B (Chọn một trong 4 nại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung).
3. Những trường hợp được miễn thi môn nại ngữ
+) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành nại ngữ; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học tại nước nài; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trong nước mà chương trình đào tạo chuyên môn được giảng dạy bằng nại ngữ, không qua phiên dịch.
+) Có chứng chỉ nại ngữ tiếng Anh TOEFL ITP 400, TOEFL iBT 32 hoặc IETLS 4.0 trở lên hoặc tương đương trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ của các cơ sở đào tạo nại ngữ có uy tín trong nước, các trung tâm khảo thí nại ngữ quốc tế có thẩm quyền.
(Còn tiếp)
(Theo www.ajc.edu.vn)