Hội thảo khoa học Quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”

(Sóng trẻ) - Sáng 11/10, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Hội thảo có sự góp mặt của đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA): Ông Lee Byung Hwa - Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam; Bà Yang Seohyeon - Phó Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam; TS. Kim Sonho - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu truyền thông, Quỹ Xúc tiến Truyền thông Hàn Quốc (KPF).

Tham dự hội thảo và chủ trì có các đồng chí: PGS.TS Dương Trung Ý- Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Vũ Trọng Lâm -  Giám đốc – Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; TS Nguyễn Công Dũng - Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS.TS Phạm Minh Sơn -  Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ngoài ra, sự kiện còn có sự tham dự của hơn 150 đại biểu là những chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước; đại biểu các ban, bộ, ngành; lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội; lãnh đạo các nhà trường, học viện, các cơ quan nghiên cứu…

thiet-ke-chua-co-ten-5-1.png
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo. (Ảnh: Thiên Hương)

Từ năm 2016 đến năm 2023, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã phối hợp tổ chức thành công 8 hội thảo khoa học quốc tế về truyền thông chính sách, nhằm nâng cao năng lực truyền thông tại Việt Nam. Các hội thảo này nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ do KOICA tài trợ.

Sự kiện làm rõ khái niệm, mục đích, đặc trưng của truyền thông chính sách về đa văn hóa, đồng thời tìm hiểu thực trạng, mô hình truyền thông chính sách về đa văn hóa tại Việt Nam, Hàn Quốc và trên thế giới. Hội thảo cũng là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận, các nhà lãnh đạo quản lý, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực thực tiễn thảo luận, đề xuất các giải pháp sáng tạo, nâng cao hiệu quả truyền thông trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS.TS Dương Trung Ý (Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết: “Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2024 là hội thảo lần thứ 9 trong chuỗi hội thảo về truyền thông chính sách, thuộc khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Học viện Báo chí và Tuyên truyền nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ do KOICA tài trợ từ năm 2016. Chủ đề của hội thảo năm nay đề cập tới vấn đề mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ hiện nay đã và đang hết sức quan tâm, đó là nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm và giải pháp cho việc tăng cường hiệu quả quá trình truyền thông chính sách về đa văn hóa trong việc hội nhập quốc tế”. Tuy nhiên, công tác truyền thông chính sách, đặc biệt là về đa văn hóa tại Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập, PGS. TS Dương Trung Ý nói thêm.

thiet-ke-chua-co-ten-7.png
GS.TS Dương Trung Ý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu chào mừng Hội thảo (Ảnh: Thiên Hương)

 

Tiếp nối hội thảo, ông Lee Byung Hwa - Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam nhấn mạnh: “Trong xu thế toàn cầu hóa, vấn đề đa văn hóa đã vượt qua ranh giới quốc gia, tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực như xã hội, kinh tế và văn hóa. Hướng tới mục tiêu tôn trọng và hòa hợp giữa các nền văn hóa, KOICA đã hỗ trợ nhiều dự án cho các gia đình văn hóa tại Việt Nam. Từ năm 2019, cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, KOICA tiếp tục triển khai các chương trình bảo vệ phụ nữ và trẻ em di cư trở về, giúp họ tái định cư trong xã hội. ”

thiet-ke-chua-co-ten-4-1.png
Ông Lee Byung Hwa - Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Thiên Hương)

Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, PGS.TS Vũ Trọng Lâm - Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật khẳng định Việt Nam là quốc gia với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, sở hữu một bản sắc văn hóa độc đáo, là cốt lõi của dân tộc. Văn hóa Việt Nam đa dạng, kết tinh từ 54 dân tộc anh em và tiếp thu tinh hoa văn minh thế giới. Tại hội thảo, có 56 tham luận chất lượng của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước đã làm rõ những điểm mới trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về truyền thông chính sách đa văn hóa, cùng cách áp dụng các quan điểm này vào thực tiễn truyền thông.

thiet-ke-chua-co-ten-2-1.png
PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật báo cáo đề dẫn tại Hội thảo. (Ảnh: Thiên Hương)

Hội thảo gồm hai phiên thảo luận. Phiên 1 tập trung vào "Lý luận truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế", với các chủ đề như tăng cường truyền thông bản sắc văn hóa Việt Nam, định hình gia đình đa văn hóa qua truyền thông Hàn Quốc, và định hướng truyền thông đa văn hóa tại Việt Nam. Phiên 2 bàn về "Kinh nghiệm và thực hành tốt trong truyền thông chính sách đa văn hóa", gồm thảo luận về chủ nghĩa thể chế trong kinh tế, kinh nghiệm truyền thông chính sách Hàn Quốc và vai trò của đa dạng văn hóa như sức mạnh mềm quốc gia Việt Nam.

Với tham luận “Tăng cường truyền thông về bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh giao lưu đa văn hóa”, PGS. TS Lê Thị Thục nêu rõ cơ sở chính trị pháp lý và cơ sở thực tiễn về truyền thông chính sách trong bối cảnh hiện nay. Diễn giả đề ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng công tác truyền thông chính sách tại Việt Nam.

thiet-ke-chua-co-ten-3-1.png
PGS.TS Lê Thị Thục nhấn mạnh cần thúc đẩy công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa, bình đẳng văn hóa. (Ảnh: Thiên Hương)

 

Bế mạc hội thảo, PGS. TS Phạm Minh Sơn một lần nữa khẳng định: “Hội thảo khoa học Quốc tế là cơ hội quý báu để thảo luận, trao đổi và học hỏi về cách truyền thông đóng góp xây dựng một thế giới đa văn hóa. Bên cạnh đó, những thách thức về sự đa dạng văn hóa, sự xung đột giữa giá trị và cách tiếp cận trong chính sách quản lý nhà nước cũng ngày càng trở nên rõ nét. Hôm nay, Hội thảo khoa học Quốc tế “Truyền thông chính sách về đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được diễn ra đã bước đầu hệ thống hóa các khái niệm, mục đích, đặc trưng, vai trò quan trọng của truyền thông chính sách. Chúng tôi tin rằng, nếu dự án này được tiếp tục ở các giai đoạn tiếp theo sẽ có tác động vô cùng tích cực không chỉ đến quá trình giảng dạy, nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà còn là phạm vi rộng lớn hơn trong chính trị, kinh tế, xã hội và đất nước Việt Nam”.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN