Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm báo chí dự Giải Báo chí về Lao động và Việc làm Lần thứ 3

HỘI ĐỒNG GIẢI BÁO CHÍ
VỀ LAO ĐỘNG VÀVIỆC LÀM LẦN THỨ 3
Số: 02 /HD-HĐGBCLĐVL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------
          Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2016


HƯỚNG DẪN
Tuyển chọn tác phẩm báo chí 
dự Giải Báo chí về Lao động và Việc làm Lần thứ 3

Kính gửi: - Hội Nhà báo Việt Nam
                - Các Hội Nhà báo tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương 
                - Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương

Sau thành công của giải thưởng báo chí thường niên về Lao động và Việc làm Lần thứ nhất và Lần thứ hai, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quyết định tổ chức Giải Báo chí về Lao động và Việc làm Lần thứ 3.
Thường trực Hội đồng Giải Báo chí về Lao động và Việc làm Lần thứ 3, năm 2016 kính gửi Hội nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan báo chí trung ương và địa phương Hướng dẫn tuyển chọn tác phẩm báo chí dự Giải Báo chí về Lao động và Việc làm Lần thứ 3 năm 2016.

I. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI 
1. Tạo động lực, khuyến khích các nhà báo sáng tạo các tác phẩm báo chí giàu thông tin, khách quan, đề cập đến các vấn đề thời sự liên quan đến lao động việc làm, giúp công chúng có hiểu biết toàn diện hơn về các vấn đề, thách thức đối với thị trường lao động của Việt Nam hiện nay.
2. Khuyến khích các nhà báo thực hiện các tác phẩm báo chí điều tra về những vấn đề mới phát sinh liên quan đến lao động việc làm.
3. Thúc đẩy những vấn đề quan trọng trong Chương trình Quốc gia về Việc làm bền vững và trong chương trình nghị sự của ILO.

II. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
Tổng trị giá giải thưởng Giải Báo chí về Lao động và Việc làm Lần thứ 3 năm 2016 lên tới gần 100 triệu đồng.
Cơ cấu giải thưởng gồm có 2 nhóm giải, cụ thể như sau:

1. Báo in – Báo điện tử
01 giải Nhất: 20.000.000 (hai mươi triệu đồng)
01 giải Nhì: 10.000.000 (mười triệu đồng)
02 giải Ba: 5.000.000 (năm triệu đồng)
03 giải Khuyến khích: 3.000.000 (ba triệu đồng)

2. Báo Phát thanh – Truyền hình
01 giải Nhất: 20.000.000 (hai mươi triệu đồng)
01 giải Nhì:   10.000.000 (mười triệu đồng)
02 giải Ba:      5.000.000 (năm triệu đồng)
03 giải Khuyến khích: 3.000.000 (ba triệu đồng)

III. ĐIỀU KIỆN DỰ GIẢI
1. Đối với tác giả:
Tác giả là công dân Việt Nam, bao gồm các nhà báo chuyên nghiệp hoặc không chuyên, các cộng tác viên của các cơ quan thông tấn báo chí có tác phẩm báo chí, chương trình phát thanh, truyền hình đã được xuất bản, phát sóng trên các loại hình báo chí do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép, đều có quyền gửi dự Giải.
Tác giả dự Giải không vi phạm các Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, không vi phạm Luật Báo chí và luật pháp khác.
Tác giả có thể là cá nhân hoặc nhóm tác giả (mỗi tác phẩm không quá 5 tác giả). Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả chỉ được chọn tối đa 3 tác phẩm tham dự Giải phù hợp với yêu cầu đã nêu.

2. Đối với tác phẩm: 
Các tác phẩm tham dự Giải đã được đăng tải trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015 trên báo chí và chưa từng đoạt giải báo chí nào khác.
Ưu tiên các tác phẩm thuộc các lĩnh vực:
- Chính sách, chiến lược hỗ trợ phát triển thị trường lao động và việc làm bền vững;
- Tuân thủ pháp luật;
- Quan hệ lao động;
- Bảo trợ xã hội;
- Tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Lưu ý: Ban tổ chức được toàn quyền sử dụng các tác phẩm tham gia dự thi nhằm mục đích truyền thông, quảng bá cho Giải Báo chí về Lao động và Việc làm lần thứ 3, năm 2016.

IV.TIÊU CHÍ XÉT CHỌN
1. Tiêu chí chung:
- Tác phẩm có chất lượng viết/ghi hình/ghi âm tốt;
- Đề tài của tác phẩm mới, thời sự, mang tính phát hiện, đúng với mục tiêu của giải thưởng, bám sát các vấn đề xã hội về lao động việc làm, có ý nghĩa xã hội, thể hiện công sức tìm tòi, nghiên cứu của tác giả; 
- Nội dung tác phẩm phản ánh trung thực, khách quan các chủ trương, chính sách của đất nước, các sự việc, gương điển hình; các giải pháp giải quyết được vấn đề đặt ra;
- Tác phẩm thể hiện năng lực sáng tạo trong cách truyền đạt thông điệp đến công chúng;
- Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân văn;
- Kết cấu tác phẩm mạch lạc, câu chuyện rõ ràng, dễ hiểu, mang lại cảm xúc cho người tiếp nhận.

2. Tiêu chí riêng cho từng nhóm loại hình:
a. Đối với tác phẩm thuộc loại hình báo in và báo điện tử
Tác phẩm dự thi có thể là một, hoặc một loạt tin (không quá 5 tin); một bài hoặc loạt bài cùng tiêu đề (không quá 3 kỳ) của cùng tác giả (hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên) cùng một sự kiện, cùng một đề tài;

b. Đối với tác phẩm/chương trình thuộc loại hình báo phát thanh – truyền hình
- Tác phẩm dự thi có thể là một, hoặc một loạt tin, bài/chương trình phát thanh, truyền hình về một chủ đề, một sự kiện, một đối tượng phát một hoặc nhiều kỳ;
- Các tác phẩm dự thi thể hiện được đặc trưng của loại hình phát thanh và truyền hình;
- Thời lượng tác phẩm dài nhất không quá 60 phút.

V. HỒ SƠ DỰ GIẢI
1. Hình thức túi hồ sơ đựng tác phẩm dự thi:
Tất cả các tác phẩm dự Giải phải được cho vào túi hồ sơ và nài bìa cần ghi rõ: (1) Họ và tên tác giả (cả tên khai sinh và bút danh nếu có); (2) Tên tác phẩm; (3) Thể loại báo chí; (4) Đơn vị, địa chỉ, điện thoại của tác giả; (5) Ngày, tháng, năm đăng báo, tạp chí hoặc phát sóng của tác phẩm; (6) Đường link dẫn tác phẩm đó (có thể do tác giả tự đăng lên). 

2. Yêu cầu với các tác phẩm trong túi hồ sơ:
- Đối với các tác phẩm báo in - báo điện tử: 
+ Các tác phẩm dự thi phải là bản in chính hoặc phô tô từ báo in, báo điện tử nhưng phải sạch, đẹp, rõ ràng; 
+ Mỗi tác phẩm nộp 01 văn bản. 
+ Nếu tác phẩm có sự tiếp nối phải cắt dán phần tiếp nối trên giấy trắng khổ A4 hoặc A3 và đánh số trang rõ ràng phần tiếp nối. Tác phẩm viết bằng tiếng nước nài, phải có bản dịch ra tiếng Việt và nếu in bằng tiếng dân tộc phải có bản dịch ra tiếng phổ thông.
- Đối với các tác phẩm báo phát thanh, truyền hình: 
Mỗi tác phẩm phát thanh, truyền hình phải ghi lên 01 đĩa CD/VCD/DVD. Nài vỏ đĩa đó phải ghi rõ tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời lượng, thời gian phát sóng, tên kênh, đài phát sóng, đường link dẫn tin, bài/chương trình đó kèm theo bản thuyết minh. Nếu là tiếng dân tộc phải dịch ra tiếng phổ thông.
Chú ý: Các tác phẩm dự giải có thể được gửi đến bằng tiếng Việt hoặc bất cứ một ngôn ngữ nào khác với điều kiện gửi kèm một bản dịch tiếng Việt có xác nhận về độ chính xác.
Những hồ sơ không đúng Hướng dẫn này sẽ bị loại. Hội đồng Giải sẽ không giải quyết các khiếu nại, đề nghị về việc thay đổi hoặc bổ sung tên tác giả đối với tác phẩm đoạt Giải.

VI. THỜI GIAN VÀ ĐỊA CHỈ NHẬN TÁC PHẨM DỰ GIẢI
Hạn cuối cùng là ngày 29 tháng 03 năm 2016 (theo dấu Bưu điện).
Bài dự Giải gửi về địa chỉ: 

Ban thư ký Giải Báo chí Lao động và Việc làm Lần thứ 3 
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tầng 8 nhà A1, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 04 37546963 (máy lẻ 804); Fax: 043 37548949
Nài bìa hồ sơ ghi rõ: Tác phẩm dự giải Báo chí Lao động và Việc làm lần thứ 3.
Hội đồng không hoàn trả các tác phẩm dự thi. 

T/M HỘI ĐỒNG GIẢI BÁO CHÍ 
VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM LẦN 3
PHÓ CHỦ TỊCH




PGS.TS. Trương Ngọc Nam

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN