Hướng đi nào cho các làng nghề truyền thống?

(Sóng Trẻ) – Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của kinh tế, các ngành dịch vụ, công nghệ thông tin ngày càng nhanh chóng và đa dạng. Đây cũng chính là một trong những thách thức lớn để chính quyền mỗi địa phương đưa ra một chính sách hợp lý nhất, nhằm giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống. 

Giữ ngọn lửa nghề qua bao thế hệ 

972681910_anh1.jpg

Chợ nón làng Chuông họp vào sáng sớm tại đình làng 

Nhóm phóng viên chúng tôi có dịp đến với Làng Chuông (Thanh Oai – Hà Nội), các trung tâm thành phố Hà Nội gần 50km – một trong những làng nghề làm nón nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay. Những sản phẩm nón lá tại đây không chỉ được tiêu thụ tại các tỉnh thành trong cả nước, mà còn có mặt tại các sàn diễn thời trang, được sử dụng bởi nhiều khách du lịch đến từ các nước… Không khí làng nghề yên bình hơn bởi khung cảnh nại thành Hà Nội, tại đây, rất nhiều những hình ảnh quen thuộc vẫn được lưu giữ như cây đa, giếng nước, đình làng và cả những phiên chợ nón lá được họp vào các ngày mùng 4, 10, 14, 20, 24 và ngày 30 âm lịch. 

Nghệ nhân Lê Văn Tuy chia sẻ: “Với sự phát triển của xã hội, làng nghề vẫn giữ được những giá trị truyền thống, tuy nhiên, mẫu mã làm nón, các công đoạn trở nên đa dạng hơn, khắt khe hơn để đáp ứng nhu cầu từ phía thị trường”. Làm nghề đã khó, nay giữ nghề còn khó hơn, tuy nhiên, qua tiếp xúc với rất nhiều những hộ gia đình làm nón tại đây, chúng tôi có thể dễ dàng nhận thấy, từ cụ già đến các trẻ em đều khéo léo, nhanh nhạy trong các công đoạn làm nón. Có lẽ bởi vì họ lớn lên và trưởng thành trong cái nôi của nghề truyền thống ông cha để lại. 

972681910_anh2.jpg

Nghệ nhân Lê Văn Tuy bên cạnh chiếc nón làng Chuông do chính tay mình làm nên

Nhằm phát triển làng nghề nón lá, nghệ nhân Lê Văn Tuy không chỉ tham gia sản xuất nón, tạo điều kiện cho khách du lịch có thể tham gia trải nghiệm làm nón, anh còn là một diễn giả truyền nghề cho các bạn trẻ tại các trường học trên địa bàn Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành khác. 

Khó khăn trong việc phát triển kinh tế

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Tân (62 tuổi) – cán bộ địa phương thôn Tân Dân 1 – nơi có gần 100% hộ dân tham gia sản xuất nón lá chia sẻ: “Khó khăn của người dân làng nghề tại đây có lẽ là vấn đề thị trường và nguyên liệu. Thị trường nón lá không phải là một thị trường hấp dẫn để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nguyên liệu như lá phải mua từ Nghệ An, Thanh Hóa, các loại vòng mua từ Vĩnh Phúc,… chính vì vậy, đôi khi quá trình sản xuất phụ thuộc vào thời tiết, nguyên liệu, không đảm bảo được mức độ sản xuất của người dân”. 

972681910_anh3.jpg

Người dân làng Chuông tranh thủ thời gian nông nhàn sản xuất những chiếc nón lá

Mỗi chiếc nón tại đây được bán với mức giá trung bình từ 20.000 VNĐ đến 35.000 VNĐ, đối với những sản phẩm có thiết kế cầu kỳ, nhiều hoa văn thì có mức giá vào khoảng 150.000 VNĐ. Với mức giá này, người dân làng Chuông có thể tận dụng được khoảng thời gian nông nhàn để phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, tại đây hầu hết thế hệ thanh niên đều tham gia các ngành nghề khác như thợ mộc, thợ hàn, đi xuất khẩu lao động để tăng thêm thu nhập. Hầu hết những người làm nón tại đây là thế hệ trung niên, người già hoặc các em nhỏ tranh thủ phụ giúp gia đình. 

Trăn trở về những hướng đi mới

Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của các ngành dịch vụ, công nghệ đặt ra một thách thức rất lớn đối với các làng nghề truyền thống. Tại làng Chuông, người dân ở đây vẫn tin tưởng về sự phát triển của làng nghề, bởi “không một ai có thể phá vỡ những nét đẹp văn hóa ngàn đời từ xưa để lại, cha truyền con nối, cứ thế mà gìn giữ, phát huy”.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo được sự phát triển bền vững, những cán bộ địa phương, nghệ nhân làng nghề không khỏi những trăn trở tìm kiếm một hướng đi cho sự phát triển toàn diện. Khi được hỏi về mong muốn của mình, ông Lê Văn Tân chia sẻ “Tôi hy vọng chính quyền địa phương sẽ có những chính sách phù hợp, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư để họ có thể phát triển các mô hình tham quan, trải nghiệm, cũng như tạo một thị trường tốt hơn nhằm tăng thu nhập cho người dân, có thế, họ mới giữ được ngọn lửa nghề”. 

972681910_anh4.jpg

Ông Lê Văn Tân chia sẻ về làng nghề nơi mình sinh sống và làm việc 
 
Ngày nay, nón lá làng Chuông không chỉ gắn liền với hình ảnh của các bà, các mẹ thôn quê mà còn góp mặt tại các sàn diễn thời trang, quốc tế với nhiều mẫu mã đa dạng. Đây cũng chính là một hướng đi mới để nón lá – hình ảnh chứa nhiều giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam sẽ trở nên phổ biến và thu hút hơn. 

Để những hướng đi mới có thể thực hiện một cách tốt nhất, chính quyền địa phương nơi có sự phát triển của các làng nghề cần có những chính sách phù hợp, sự quan tâm sát sao đối với từng hộ dân. Bằng việc này, không chỉ giúp cho ngọn lửa nghề sẽ luôn được giữ gìn mà còn đảm bảo được cuộc sống đầy đủ, ấm no của người dân. 

Phan Cúc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN