INFOGRAPHIC: Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em - Hành động vì lợi ích của trẻ

(Sóng trẻ) - Trẻ em cần được bảo vệ khỏi lao động trẻ em hơn bao giờ hết do những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.

blue-lined-climate-change-environment-infographic-2.jpg
Đồ họa: Vy Anh.

Lao động trẻ em là công việc nghiêm cấm trẻ em thực hiện do tuổi tác hoặc tính chất của các công việc liên quan. Nhưng không phải tất cả công việc do trẻ em thực hiện đều coi là lao động trẻ em. Ở Việt Nam, trẻ em từ đủ 13 tuổi được phép thực hiện công việc nhẹ tối đa 4 giờ/ngày hoặc 20 giờ/tuần. Công việc nhẹ là các loại công việc không ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ, không gây ra rủi ro đối với sức khỏe hoặc sự phát triển của trẻ, theo quy định của Thông tư 11/2013/BLĐTBXH.

Có thể thấy, trẻ em và người chưa thành niên vẫn đang phát triển về thể chất và tinh thần, do đó các em dễ gặp rủi ro hơn ở nơi làm việc, ít có khả năng ứng phó phù hợp với các tình huống nguy hiểm.

Những nguy hiểm nơi làm việc có thể dẫn đến các thương tích, bệnh mãn tính hoặc gây tử vong cho trẻ em và người chưa thành niên. Không chỉ vậy, việc làm nhiều giờ có thể cản trở quyền giáo dục của trẻ em, hạn chế cơ hội để những người trẻ tuổi tiếp cận với công việc đàng hoàng trong tương lai, đồng thời kéo dài tình trạng đói nghèo – nguyên nhân chính dẫn đến vấn nạn lao động trẻ em. Hơn nữa, điều này cản trở sự phát triển kinh tế xã hội và sự thịnh vượng của quốc gia.

Hiện nay, lao động trẻ em đang được đánh giá là mối nguy, cần phải được các bộ, ban, ngành, cơ quan chức năng… quan tâm kịp thời, đúng lúc nhằm giảm thiểu tiến tới xóa bỏ vấn nạn trên.

Bằng chứng cho thấy, việc hoàn thiện chính sách và quy định về lao động trẻ em và tăng cường thực thi pháp luật là nền tảng vững chắc để phòng ngừa và loại bỏ lao động trẻ em.

Những hành động cụ thể là chìa khóa để xóa bỏ tình trạng sử dụng lao động trẻ em như: Cải thiện các chính sách thị trường lao động thúc đẩy việc làm tốt; Tăng cường sinh kế nông thôn và khuyến khích chính thức hóa các công việc phi chính thức; Bảo trợ xã hội – điều kiện tiên quyết quan trọng cần được quan tâm đúng mức hơn nữa; Đảm bảo việc tiếp cận giáo dục, tăng cường phát triển các dịch vụ đào tạo nghề có chất lượng cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học.

Không chỉ vậy, các chủ doanh nghiệp và người sử dụng lao động phải thể hiện cam kết giải quyết vấn đề lao động trẻ em trong các chuỗi cung ứng. Các tổ chức và cơ quan chức năng cần nâng cao nhận thức cho công chúng. Đặc biệt, các hộ gia đình và trẻ em có thể có hành động trực tiếp bằng cách báo cáo các trường hợp vi phạm cho chính quyền địa phương hoặc liên hệ đường dây nóng quốc gia về bảo vệ trẻ em theo số 111.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN