"Đàn bà xấu thì không có quà!"
(Sóng Trẻ) - Có lẽ, trong số chúng ta, ai cũng đã từng nghe qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Thế nhưng, với tư tưởng của một người phụ nữ sống trong thế kỉ 21, Y Ban đã khẳng định lại rằng: “Đàn bà xấu thì không có quà”.
Không dài dòng hoặc quá cầu kỳ. Y Ban chiếm lĩnh trái tim đọc giả bằng lối viết nhẹ nhàng, tình cảm. Câu chuyện “Đàn bà xấu thì không có quà” rất đời thường. Ở đó, cuộc sống hiện lên với những giá trị tốt đẹp nhưng cũng không ít những điều tầm thường đến giản dị. Một người phụ nữ xấu, dù tâm hồn có đẹp đến đâu, cũng khó lòng tìm được hạnh phúc cho riêng mình.
Nấm, một cố gái lùn, có đôi chân ngắn bằng nửa thân người. Nhưng bù lại, cô có một khuôn mặt xinh xắn, nước da trắng ngần và một trí tuệ thông minh. Nấm có trái tim nhạy cảm, biết rung động trước vẻ đẹp và biết khao khát hạnh phúc, tình yêu. Cô mong ước được sống như bao người bình thường khác. Nhưng, đôi chân ngắn đã ngăn cản cô đến với tất cả những ước mơ rất giản dị, rất con người ấy.
Câu chuyện của Y Ban lần lượt đưa độc giả đến với những dòng tâm trạng thay đổi từng nhịp của nàng Nấm. Độc giả cùng cô vui buồn với những khoảnh khắc đợi chờ chàng trai qua nick chat ở nửa vòng trái đất. Cùng nhân vật Nấm đến với những giây phút xuất thần, viết nên những truyện ngắn cảm động. Cùng Nấm đau khổ trong nỗi tủi nhục khi bị người anh rể nhận ra ánh mắt mê hoặc của cô. Ánh mắt ấy, dù xuất phát từ lòng yêu mến cái đẹp cũng đủ khiến người anh rể cảm thấy lo sợ. Nấm khao khát được yêu, được biết đến đời sống của một người bình thường thì lại gặp một kẻ muốn cho cô biết thú vui tình dục của nhân loại. Nhưng trí thông minh của cô đã khiến cô đủ nhận biết hắn là một tay đểu cáng.
Cho đến năm Nấm 28 tuổi, cô vẫn chưa biết yêu là gì và cuộc sống chỉ có công việc đánh máy nhàm chán. Cuộc đời Nấm bắt đầu sang một chương mới, khi cô lên mạng chat và tình cờ quen một anh chàng người Việt đang công tác tại nước nài. Tình yêu đã nảy nở giữa hai người và cô đã hy vọng rất nhiều về người đàn ông ấy. Trong giây phút ngóng đợi những lá thư qua mạng, Nấm đã trải qua bao xúc cảm vui buồn khác nhau. Điều ấy đã giúp cô viết nên những truyện ngắn cảm động. Rồi một sự tình cờ về tình yêu văn chương cũng đã gắn kết cô và trưởng ban biên tập H gần nhau hơn. Trong cơn say, trưởng ban biên tập H từng phen muốn cùng cô đi hết những xúc cảm bình thường nhất của loài người. Song, một lần nữa đôi chân ngắn lại đứng ra làm rào chắn, ngăn cản tất cả. Một kẻ đang lạc lõng trong cơn say và những xúc cảm dâng trào nhất trong tâm hồn cũng có thể nhận ra, đến với Nấm là không thể, là một tội lỗi. Tất cả chính bởi sự tật nguyền mà cô ấy mang trên mình.
Rồi cái ngày Nấm mong chờ nhất trong đời cũng đến. Ngày mà anh chàng người việt bên nước nài trở về Việt Nam để thăm Nấm. Cô đã hy vọng biết bao nhiêu những nụ cười, những vòng tay và cả những chiếc hôn, những món quà từ người ấy. Nhưng không, tất cả chỉ còn là ảo tưởng khi anh chàng tỏ ra khá lạnh lùng và thất vọng vì nại hình của cô. Có lẽ anh đã tưởng tượng Nấm chắc hẳn phải là cô gái cao ráo, xinh đẹp.
Y Ban (1966) là một nữ nhà văn cá tính. Mặc dù là thành viên Hội nhà văn từ năm 1996 nhưng chỉ đến năm 2006, với tác phẩm "I am đàn bà", tên tuổi của bà mới được biết tới
Đan xen giữa những câu chuyện của Nấm là câu chuyện ở tòa soạn báo X. Nơi những người phóng viên buông những lời bình luận sắc sảo, chân thành mà không bao giờ đăng lên báo. Đó là câu chuyện của hai người đàn bà trái ngược nhau. Một người xinh đẹp, một người không xinh đẹp. Một người luôn vui vẻ với đám đàn ông vây quanh và một người luôn phàn nàn rằng không bao giờ nhận được quà hay sự quan tâm của chồng. Nài ra “Đàn bà xấu thì không có quà” còn có sự lồng ghép số phận của nữ nhà thơ Đ. Một người phụ nữ đẹp, tài hoa nhưng chọn nhầm chồng. Tất cả những số phận, những câu chuyện, những mối quan hệ hiện lên rõ nét, sống động và rất chân thực. Tác phẩm chính là một sự đấu tranh tư tưởng, bênh vực những giá trị của người phụ nữ của Y Ban.
Không có những món quà cho Nấm. Đàn bà xấu thì không có quà. Không bao giờ có một tình yêu đẹp giữa những người đàn ông tài hoa, lãng mạn với một người đàn bà xấu xí. Đừng nói nại hình chỉ là thứ yếu. Ai dám đảm bảo một cô gái xấu sẽ hạnh phúc. Ai dám chắc chàng trai của Nấm sẽ đủ dũng khí để yêu cô. Không thần thánh hóa những giá trị bình thường của đời sống. Y Ban đã chứng minh rằng: chúng ta đang sống từng ngày và từng ngày theo những khuôn phép, những rào cản tâm lý vốn có từ xưa tới nay. Không ai yêu người đàn bà xấu, ít ai dám hy sinh hạnh phúc để đến với một người tật nguyền. Đó là một sự thật. Và, chính những điều rất thật ấy mới làm nên một cuộc sống vốn rất phức tạp. Đừng đỏi hỏi giả trị nhân văn ở chỗ phải có một kết thúc tốt đẹp cho mọi vấn đề. Hãy chấp nhận cuộc sống một cách giản dị như Y Ban đã nói rất đơn giản rằng “đàn bà xấu thì không có quà”.
Không dài dòng hoặc quá cầu kỳ. Y Ban chiếm lĩnh trái tim đọc giả bằng lối viết nhẹ nhàng, tình cảm. Câu chuyện “Đàn bà xấu thì không có quà” rất đời thường. Ở đó, cuộc sống hiện lên với những giá trị tốt đẹp nhưng cũng không ít những điều tầm thường đến giản dị. Một người phụ nữ xấu, dù tâm hồn có đẹp đến đâu, cũng khó lòng tìm được hạnh phúc cho riêng mình.
Nấm, một cố gái lùn, có đôi chân ngắn bằng nửa thân người. Nhưng bù lại, cô có một khuôn mặt xinh xắn, nước da trắng ngần và một trí tuệ thông minh. Nấm có trái tim nhạy cảm, biết rung động trước vẻ đẹp và biết khao khát hạnh phúc, tình yêu. Cô mong ước được sống như bao người bình thường khác. Nhưng, đôi chân ngắn đã ngăn cản cô đến với tất cả những ước mơ rất giản dị, rất con người ấy.
Câu chuyện của Y Ban lần lượt đưa độc giả đến với những dòng tâm trạng thay đổi từng nhịp của nàng Nấm. Độc giả cùng cô vui buồn với những khoảnh khắc đợi chờ chàng trai qua nick chat ở nửa vòng trái đất. Cùng nhân vật Nấm đến với những giây phút xuất thần, viết nên những truyện ngắn cảm động. Cùng Nấm đau khổ trong nỗi tủi nhục khi bị người anh rể nhận ra ánh mắt mê hoặc của cô. Ánh mắt ấy, dù xuất phát từ lòng yêu mến cái đẹp cũng đủ khiến người anh rể cảm thấy lo sợ. Nấm khao khát được yêu, được biết đến đời sống của một người bình thường thì lại gặp một kẻ muốn cho cô biết thú vui tình dục của nhân loại. Nhưng trí thông minh của cô đã khiến cô đủ nhận biết hắn là một tay đểu cáng.
Cho đến năm Nấm 28 tuổi, cô vẫn chưa biết yêu là gì và cuộc sống chỉ có công việc đánh máy nhàm chán. Cuộc đời Nấm bắt đầu sang một chương mới, khi cô lên mạng chat và tình cờ quen một anh chàng người Việt đang công tác tại nước nài. Tình yêu đã nảy nở giữa hai người và cô đã hy vọng rất nhiều về người đàn ông ấy. Trong giây phút ngóng đợi những lá thư qua mạng, Nấm đã trải qua bao xúc cảm vui buồn khác nhau. Điều ấy đã giúp cô viết nên những truyện ngắn cảm động. Rồi một sự tình cờ về tình yêu văn chương cũng đã gắn kết cô và trưởng ban biên tập H gần nhau hơn. Trong cơn say, trưởng ban biên tập H từng phen muốn cùng cô đi hết những xúc cảm bình thường nhất của loài người. Song, một lần nữa đôi chân ngắn lại đứng ra làm rào chắn, ngăn cản tất cả. Một kẻ đang lạc lõng trong cơn say và những xúc cảm dâng trào nhất trong tâm hồn cũng có thể nhận ra, đến với Nấm là không thể, là một tội lỗi. Tất cả chính bởi sự tật nguyền mà cô ấy mang trên mình.
Rồi cái ngày Nấm mong chờ nhất trong đời cũng đến. Ngày mà anh chàng người việt bên nước nài trở về Việt Nam để thăm Nấm. Cô đã hy vọng biết bao nhiêu những nụ cười, những vòng tay và cả những chiếc hôn, những món quà từ người ấy. Nhưng không, tất cả chỉ còn là ảo tưởng khi anh chàng tỏ ra khá lạnh lùng và thất vọng vì nại hình của cô. Có lẽ anh đã tưởng tượng Nấm chắc hẳn phải là cô gái cao ráo, xinh đẹp.
Y Ban (1966) là một nữ nhà văn cá tính. Mặc dù là thành viên Hội nhà văn từ năm 1996 nhưng chỉ đến năm 2006, với tác phẩm "I am đàn bà", tên tuổi của bà mới được biết tới
Không có những món quà cho Nấm. Đàn bà xấu thì không có quà. Không bao giờ có một tình yêu đẹp giữa những người đàn ông tài hoa, lãng mạn với một người đàn bà xấu xí. Đừng nói nại hình chỉ là thứ yếu. Ai dám đảm bảo một cô gái xấu sẽ hạnh phúc. Ai dám chắc chàng trai của Nấm sẽ đủ dũng khí để yêu cô. Không thần thánh hóa những giá trị bình thường của đời sống. Y Ban đã chứng minh rằng: chúng ta đang sống từng ngày và từng ngày theo những khuôn phép, những rào cản tâm lý vốn có từ xưa tới nay. Không ai yêu người đàn bà xấu, ít ai dám hy sinh hạnh phúc để đến với một người tật nguyền. Đó là một sự thật. Và, chính những điều rất thật ấy mới làm nên một cuộc sống vốn rất phức tạp. Đừng đỏi hỏi giả trị nhân văn ở chỗ phải có một kết thúc tốt đẹp cho mọi vấn đề. Hãy chấp nhận cuộc sống một cách giản dị như Y Ban đã nói rất đơn giản rằng “đàn bà xấu thì không có quà”.
Trương Thu Hường
Báo mạng điện tử k.31
Báo mạng điện tử k.31
Cùng chuyên mục
Bình luận