Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ phủ - Nét đẹp từ văn hóa đến nghệ thuật

(Sóng trẻ) - Ngày 3/4, nhóm sinh viên thuộc khoa Pr – Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức buổi Triển lãm nghệ thuật và Talk show – Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ phủ - Nét đẹp từ văn hóa đến nghệ thuật. Đây là một sự kiện lớn cuối cùng trong chiến dịch truyền thông về văn hóa thờ Mẫu, một loại hình tín ngưỡng dân gian thuần Việt có lịch sử lâu đời.

Tham dự sự kiện có Thanh đồng Nguyễn Đức Hiển (Hải Dương), người có hơn 16 năm kinh nghiệm tham gia các giá hầu; bà Đàm Lan, chủ dự án phim “Mẹ Việt – Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt”; họa sĩ Trần Tuấn Long, tác giả bộ tranh “Giá Thánh” và nhiều người quan tâm đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ phủ.

Đạo “Mẫu” trong văn hóa của người Việt là việc tôn thờ và sử dụng hình ảnh người mẹ làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi và che chở cho con người. Năm 2016, UNESCO đã công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thanh đồng Nguyễn Đức Hiển cho rằng: “Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ tập tục thờ nữ thần của người Việt. Đây là một nét văn hóa có từ lâu đời, mang nhiều yếu tố đậm nét dân gian, từ trang phục đến cách biểu diễn các điệu múa đều thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan, nhịp điệu cuộc sống thường ngày. Đã có khoảng thời gian đạo Mẫu bị nhìn nhận một cách sai lệch. Tuy nhiên, từ khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và được nhiều nghiên cứu chỉ ra tính đúng đắn thì tín ngưỡng thờ Mẫu đang dần được nhiều người quan tâm, nhìn nhận chính xác hơn”.

413f97edb_anh1.jpeg

 Thanh đồng Nguyễn Đức Hiển và bà Đàm Lan chia sẻ những hiểu biết về Tín ngưỡng thờ Mẫu

Dự án truyền thông Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam – Tứ phủ được nhóm sinh viên thực hiện nhằm tôn vinh, lan tỏa tình yêu cũng như lòng tự hào đối với những nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Thông qua dự án, các bạn trẻ này mong muốn mang đến những cái nhìn chuyên sâu và mới lạ về tín ngưỡng thờ Mẫu dưới góc nhìn nghệ thuật.

Buổi triển lãm và talk show nằm trong dự án, lấy tên gọi là [mau.] - cách viết thường không dấu của từ Mẫu, có nghĩa là “màu” - màu sắc của hoa văn, họa tiết trên hệ thống trang phục được sử dụng trong hoạt động thực hành tín ngưỡng “Lên đồng” nói riêng và tín ngưỡng văn hóa tại Việt Nam nói chung.

413f97edb_anh3.jpeg

413f97edb_anh4.jpeg

 Các giá hầu tiêu biểu cho các phủ được bài trí tại buổi triển lãm

Buổi triển lãm nghệ thuật với sự xuất hiện của 10 giá hầu tiêu biểu cho mỗi phủ được bài trí theo tứ phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu. Những bộ trang phục đầy màu sắc tượng trưng cho các phủ: Thiên phủ là màu đỏ, Địa phủ là màu vàng, Thoải phủ là màu trắng và Nhạc phủ là màu xanh. Bên cạnh đó còn có các hình ảnh khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt; các bài viết do các thành viên trong nhóm sinh viên nghiên cứu, chắt lọc và hệ thống kiến thức. Tất cả tạo nên một không gian nghệ thuật dân gian cổ xưa, cái nôi của những giá trị văn hóa lâu đời của người Việt.    

“Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi, miệt mài và sáng tạo trong vòng 3 tháng của chúng em. Chúng em đã trực tiếp tham gia các buổi hầu đồng, sưu tầm ảnh của các Thanh đồng nổi tiếng trong nghi thức hầu đồng, những bức tranh đúng chuẩn nghi thức hầu đồng theo phép cổ. Điều khó khăn nhất mà chúng em gặp phải trong quá trình thực hiện dự án đó là kiến thức về tín ngưỡng thờ Mẫu. Có rất nhiều quan niệm khác nhau và chúng em đã cố gắng để tìm ra những gì đúng đắn nhất để chuyển tải tới công chúng, giúp mọi người có cái nhìn đúng, không hiểu sai lệch coi tín ngưỡng thờ Mẫu là mê tín dị đoan”, nhóm sinh viên chia sẻ.

413f97edb_anh5.jpeg

Khán giả chăm chú lắng nghe khách mời chia sẻ Tín ngưỡng thờ Mẫu tại buổi talkshow

Tại buổi talkshow, các vị khách mời đã có những chia sẻ về quá trình hình thành nên tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như cơ duyên mang họ đến với Tín ngưỡng này. Là những người luôn tâm huyết, cố gắng mang giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đến gần hơn với công chúng, các vị khách mời bày tỏ sự vui mừng khi các bạn trẻ ngày nay có sự quan tâm đến tín ngưỡng thờ Mẫu. “Các em sinh viên đã thực hiện dự án một cách nghiêm túc, miệt mài, tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu trong suốt 3 tháng. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng khi những người trẻ lại có sự quan tâm đến giá trị văn hóa truyền thống. Trong suốt quá trình các em nghiên cứu, tôi đã cố gắng giúp các em đi theo hướng đi đúng đắn”.

Sự kiện mang đến cho công chúng, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ một góc nhìn gần gũi, mới mẻ về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam – Tứ phủ. Xã hội ngày càng phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống lại ngày càng đối mặt với nhiều thách thức của thời gian. Những thanh niên thời đại mới – chủ nhân tương lai của đất nước sẽ là thế hệ kế thừa và mang trong mình trách nhiệm tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc.

Phan Loan

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN