Khám phá Hanbok – quốc phục của xứ sở Kim chi

(Sóng trẻ) - Cũng như Việt Nam có Áo dài, Hanbok là trang phục truyền thống của người Hàn Quốc. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Hanbok đã có nhiều thay đổi và loại thời nay mà chúng ta thường thấy là những kiểu của thời đại Joseon (1392 – 1910). Được tạo nên bởi những đường nét thanh lịch và những nét cắt mềm mại kết hợp với những màu sắc tươi sáng, Hanbok luôn mang đến sự cân đối, hài hòa và tinh tế cho người mặc.

Hanbok được phân loại thành: Trang phục mặc hàng ngày, lễ phục và trang phục đặc biệt. Lễ phục được chia thành lễ phục trong dịp lễ tết, sinh nhật, lễ cưới hoặc lễ tang. Trang phục đặc biệt thường là thường là Hanbok dành cho vương tộc và các vị quan lại trong triều. Dù được mặc trong hoàn cảnh nào thì Hanbok cũng đều có những phần cơ bản sau: áo jeori (áo khoác nài), áo heoritti (áo bên trong) và váy chima (với phụ nữ) hay quần (với đàn ông).

6ad22161e_unnamed.jpg
Hanbox là quốc phục của Hàn Quốc 

Người Hàn Quốc thường mặc áo jeori ngắn và váy chima dài. Dưới lớp váy chima người ta thường mặc thêm rất nhiều lớp váy lót khác như darisokt, soksokt, dansokt và jengi để váy phồng lên và đẹp hơn. Với đàn ông, vì độ rộng của quần khá lớn nên họ thường cố định lại bằng một chiếc đai lưng và buộc túm lại ở phần cổ chân. Lịch sự hơn, khi đàn ông đi ra nài, họ mặc thêm một chiếc áo durumagi dài tới đầu gối. Vào mùa đông, họ thường mặc áo khoác bông hay với những gia đình giàu có, quý tộc họ thường mặc áo khoác lông thú teolbaeja. Một bộ Hanbok nữ đúng cách gồm các bước sau: mặc heoritti và một cái quần túm dài, mặc váy chima rồi khoác áo jeori và bước cuối là thắt nơ cho hanbok.

Hanbok của tầng lớp thượng lưu được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ, cao cấp. Người dân thường thì chỉ mặc áo làm bằng chất liệu cotton đơn thuần. Giới thượng lưu được mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ, những màu sáng được dành cho trẻ em và các bé gái, còn màu dịu hơn thì dành cho những người trung niên. Luật còn quy định người dân thường chỉ được phép mặc quần áo màu trắng, nhưng trong những dịp đặc biệt họ được cho phép mặc các trang phục màu hồng nhạt, xanh lá cây nhạt, xám và màu than. Ngày nay xã hội không còn phân chia giai cấp theo màu sắc trang phục mà chỉ giữ lại những màu đặc trưng cho các buổi lễ mang đậm nét văn hóa Hàn: màu trắng vẫn dùng trong tang lễ và màu đỏ dùng trong ngày cưới. Thêm vào đó, do yếu tố thời tiết có 4 mùa rõ rệt nên trang phục cũng được thay đổi theo mùa sao cho phù hợp. Ví dụ như mùa hè thì thường mặc màu nhạt để tạo cảm giác mát mẻ còn mùa đông thì thường chọn các màu đậm, nổi hơn tuyết để tạo cảm giác ấm áp.

6ad22161e_unnamed.png

Nài những phần chính trên, trang phục truyền thống Hàn Quốc thường đi kèm với một vài phụ kiện như: quạt, trâm cài đầu hay giày hoa. Quạt được cầm và phe phẩy để tạo ra gió chống lại cái nóng. Nói về quạt thì có quạt tròn và quạt gập. Nghê nhân làm quạt ở Hàn Quốc đang được coi là di sản văn hóa phi vật thể của Hàn quốc và quạt ở Naju và Jeonju Jeonlado được coi là số một. Trâm cài đầu là món trang sức mà các cô gái rất yêu thích. Nó được cài trên đầu để giúp đầu tóc gọn gàng hoặc sử dụng để cố định những kiểu tóc đặc biệt dùng trong các nghi lễ. Thêm vào đó là những đôi giày hoa được thêu đầy tinh xảo cũng tô điểm thêm nét đậm đà, quý phái cho người mặc .

Hanbok sẽ không còn chỉ là trên sách vở, trên phim ảnh nữa mà sắp tới đây trong chương trình “Tà Áo dài trên xứ sở Kim chi” bạn sẽ có cơ hội được thực mục sở thị, được hướng dẫn cách mặc và có một bộ ảnh về khoe với gia đình và bạn bè. Chương trình diễn ra vào ngày 3/12/2013 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền số 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Vũ Thị Quỳnh Chi 
Báo Đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN