Khi con chữ đến cùng lúc với dịch bệnh

(Sóng trẻ) - Việc học trực tuyến vẫn đang là một vấn đề khiến các bậc cha mẹ đau đầu vì lo sợ việc truyền tải kiến thức không đạt hiệu quả cao như mong muốn. Không được đến trường với không khí khai giảng đã là một thiệt thòi, giờ đây việc học những con chữ với các em học sinh lớp 1 còn khó khăn hơn.


Không có niềm hứng khởi ban đầu

Học online như một phương pháp nhằm đảm bảo cho học sinh vừa đảm bảo được tiến độ học tập, vừa cung cấp được lượng kiến thức mà không bị gián đoạn do dịch bệnh. Tuy nhiên, sau khi việc học trực tuyến được triển khai đã có nhiều vấn đề xảy ra xung quanh việc học của trẻ, đặc biệt là học sinh mới bước vào lớp 1. Nhiều phụ huynh đã phản ánh lại trên các diễn đàn rằng con họ chưa thể làm quen với việc học với cách thức học  như vậy nên rất dễ mất tập trung, không tiếp thu được bài, thậm chí còn ngủ gật,…


Con chị Lê Thị Minh Hằng (38 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) năm nay bước vào học lớp 1. Ban đầu, con chị tỏ ra khá thích thú với việc học online bởi đây là trải nghiệm mới lạ nhưng sự hứng thú này cũng chỉ kéo dài được trong một tuần đầu tiên: “Việc tiếp xúc với lịch học tập viết xen kẽ các tiết trong một ngày khiến các cháu nhanh chán, nhất là khi không thể theo kịp tốc độ với các bạn khác con rất dễ mất tập trung”. 


“Ngoài ra, việc làm quen với các thiết bị công nghệ và vận hành đối với các con nhỏ còn lạ lẫm. Tôi phải mất 1 tuần đầu để tôi chỉ con cách vào lớp học online. Cũng có trưởng hợp nhiều khi con đang học mà tự nhiên bị thoát ra khỏi lớp hay con phát biểu mà cô không nghe thấy hoặc nộp bài mà bị lỗi”. - Chị Hằng nói thêm.

giang-3.png

Học sinh lớp một học trực tuyến. 

Không chỉ mỗi bậc cha mẹ mà giáo viên cũng cảm thấy việc học online khiến trẻ không có động lực: “Có hôm tôi gọi nhưng không có bạn nào lên tiếng, gọi cụ thể từng tên bạn một thì lại không thấy bạn học sinh đó đâu”. - Cô Phạm Thị Nguyệt Quế, giáo viên tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ. 


Đối với cô Quế, mọi năm chỉ họp chuyên môn 1 lần/1 tuần nhưng kể từ khi có dịch và chuyển qua học online thì hầu như ngày nào cũng phải họp để thảo luận cách giảng dạy cũng như lên giáo án cho phù hợp. Tuy nhiên việc học sinh không có hứng thú với việc học là không thể tránh khỏi.


Cô Mai Oanh - Giáo viên của trường tiểu học Chu Văn An nằm trên quận Ba Đình lại rơi vào tình trạng dở khóc dở cười: “Gần đây khi các cháu đã làm quen dần được với việc học thì lại xảy ra tình trạng không thể gọi hết được các cháu lên phát biểu vì quá nhiều học sinh dơ tay, mà màn hình dạy học chỉ hiện một số em. Có em đến khi tôi hỏi sao không thấy dơ tay phát biểu bao giờ thì nhận được câu trả lời rằng vì dơ tay 2 lần nhưng không được cô gọi nên “chán””. 


Theo cô, tình trạng này cần sự trợ giúp từ phía phụ huynh kết hợp với giáo viên để có thể khắc phục, tạo động lực cho các em thích nghi dần. Các trường học cần tổ chức một vài buổi hướng dẫn trực tiếp trên phần mềm zoom cho phụ huynh về kỹ năng, kiến thức để việc dạy trực tuyến đạt hiệu quả cũng như giải đáp các thắc mắc trong việc kèm các con học trực tuyến.


Khi cha mẹ phải thay giáo viên đưa từng nét bút

Dù đã bước vào năm học mới được 2 tháng, song chị Hằng ngày nào cũng trở nên căng thẳng khi con vào giờ học trên lớp. Không có cô giáo “cầm tay nắn chữ” do học online, chị Hằng đôi khi cảm thấy bất lực vì không thể giải thích cho con hiểu được độ rộng, điểm bắt đầu và kết thúc của chữ. Việc kèm con luyện viết sáng và chiều không có ít lần chị mắng mỏ thậm chí tét tay con vì quá cáu: “Do mới đi học còn mải chơi nên việc các con mất tập trung là không thể tránh khỏi nên tôi buộc phải ngồi cạnh kèm cháu để theo kịp tiến độ dạy của cô giáo. Mặc dù đã cầm tay đưa từng nét nhưng vì không chú tâm nên chữ vẫn rất xấu, đôi khi còn viết đối phó để cho xong bài. Một ngày vừa kèm con học vừa làm trực tuyến khiến tôi phát hoảng mặc dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước”. - chị Hằng chia sẻ.


Giãn cách do dịch bệnh nên các khoá học tiền tiểu học cũng không tổ chức được như dự kiến. Chị Hằng bắt buộc phải tự dạy chữ viết cho con mấy tháng trước khi vào năm học, song việc tự dạy cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu biết mặt số mặt chữ biết viết đúng nét. Nhìn lại những trang vở với những nét chữ méo mó không đọc rõ, chị Hằng vừa bực vừa buồn cười. 


Cũng rơi vào trường hợp trên, chị Ngọc Tú, 29 tuổi, quận Hoàn kiếm cũng rất vất vả khi phải kèm con gái học trực tuyến: “Bởi vì học online nên các cô không biết được tốc độ các con học sinh viết như thế nào mà chỉ có thể hỏi tương tác để biết được các con đã viết đến đâu. Chỉ có cuối mỗi buổi học các cô đều nhắn tin lại cho phụ huynh rằng phải kèm các con thêm ngoài giờ học trên lớp”. - Chị Tú kể.

giang-4.png
Học sinh lớp 1 trong giờ tập viết. 

 


Để giúp con viết khá hơn, chị Tú cũng phải tìm các loại bút chì đầu nhỏ, mua vở với chất giấy dày hay lên các diễn đàn dành cho các phụ huynh có con nhỏ để học hỏi kinh nghiệm. Kết quả sau hơn 2 tuần, con nhận được lời khen “có tiến bộ” từ cô giáo, tuy nhiên “mới chỉ theo kịp về tốc độ viết còn chữ viết vẫn cần phải luyện tập thêm”.


Cô Phạm Thị Nguyệt Quế cũng nhận thấy học online cũng như dạy online là một quá trình rất vất vả: “Tôi có gửi video hướng dẫn để miêu tả cho các con và giúp bố mẹ hình dung cách cầm tay con sao cho đúng. Kể cả khi có bố mẹ kèm thì việc học của các con cũng chỉ đạt được 70-80% so với học trực tiếp. Bố mẹ vẫn phải nhắn tin lại để hỏi. Bạn học sinh nào mà gia đình chẳng may về quê chưa lên được thành phố do dịch bệnh thì việc hỗ trợ dạy các con học càng khó khăn, việc này đòi hỏi phải rất kiên nhẫn”. - Cô Quế nói.


So với mọi năm, học sinh lên lớp 1 trong thời điểm Covid như năm nay là một sự thiệt thòi. Việc không được gặp bạn bè trực tiếp kèm theo tần suất học dày làm các cha mẹ, các cháu học sinh và cả giáo viên rất căng thẳng. Cô Quế hy vọng với kinh nghiệm nhiều năm dạy học của mình sẽ hỗ trợ được các em học sinh hết sức, cũng mong các bậc cha mẹ sẽ kiên trì sát sao việc học của con mình.


Xác định phòng, chống dịch COVID-19 là một cuộc chiến lâu dài, nhiều giáo viên lớp 1 đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến ngay từ khi nhận lớp. Các nhóm zalo kết nối với các phụ huynh để khảo sát, nắm tình hình học sinh hay đề nghị phụ huynh cung cấp ảnh của con để cô thuộc tên học sinh, tạo thuận lợi cho việc làm quen với học sinh là thực tế những gì đang diễn ra tại các lớp 1 để cả giáo viên và học sinh thích ứng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN