Không chỉ học nhầm khối

(Sóng Trẻ) - Chuyện học xưa nay vẫn có rất nhiều vấn đề để bàn. Học “nhầm lớp”, “nhầm chỗ” thì ai cũng biết, nhưng bên cạnh đó còn một cái nhầm nữa, ấy là học “nhầm khối”. Nhà nhà, người người đổ xô theo học khối A, trong khi đó các khối xã hội, nhất là khối C lại luôn ảm đạm.

Chọn tự nhiên hay xã hội?

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính chung cả khối trường Đại học, Cao đẳng, số lượng hồ sơ dự thi đại học 2012 vào khối A nhiều nhất, chiếm gần 50%, trong khi tỉ lệ đăng kí khối C chỉ vỏn vẹn 4,54%.

190663716_1d95147761f56c4c8950ad973b68149f_50576389.1.jpg

Các thí sinh làm thủ tục thi đại học
(ảnh minh họa)


Nhìn vào những con số trên, ta thấy sự chênh lệch rất lớn giữa khối ngành tự nhiên và xã hội. Hầu hết các em học sinh đều ưu tiên các khối tự nhiên như A, B, có nhiều em đăng kí học khối C chỉ vì học quá kém các môn tự nhiên. Cô Thu Anh, hiệu phó Trường THPT Nguyễn Tất Thành, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: “Tình hình chọn trường dự thi năm nay không có nhiều thay đổi so với mọi năm. Số học sinh lựa chọn thi vào các ngành tuyển sinh khối C năm 2012 chỉ khoảng 5-6 em/500 học sinh lớp 12”.

Ngay từ khi bước lên Trung học phổ thông, các em học sinh đã được phân chia theo các khối để ưu tiên học các môn sẽ thi đại học. Rất nhiều em khi chọn lựa khối đã chọn theo số đông, theo độ hot, vì dụ bạn bè học khối A mình cũng học khối A, bạn bè học khối C mình cũng học khối C…

Có một thực tế đáng buồn là đa số phụ huynh cho rằng học xã hội, nhất là khối C, sau khi ra trường sẽ xin việc khó, tỉ lệ thất nghiệp nhiều. Vì thế mà hầu hết họ đều định hướng cho con mình theo các khối ngành tự nhiên ngay từ khi còn nhỏ, khi các em còn chưa phát huy rõ khả năng cũng như thế mạnh của mình. Không chỉ riêng phụ huynh, rất nhiều học sinh cũng có suy nghĩ tương tự.

Em Hạnh (học sinh lớp 12 trường THPT Thăng Long) tâm sự: “Em thích viết văn, thích học khối C lắm. Nhưng mẹ em bảo, học khối C không có tương lai nên đã bắt em học khối A để sau này nối nghiệp gia đình. Em phải học ngày học đêm để theo kịp các bạn.” Em Duy Long (THPT Chuyên Đại học Sư phạm) cũng kể: “Từ nhỏ, bố mẹ đã bắt em theo học môn toán. Bố mẹ nói chỉ có con gái mới học khối C. Và từ đó em chỉ biết đến những môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa mà bỏ bê các môn Văn, Sử, Địa. Em thấy các môn đó cũng không thực sự cần thiết.”

Và hậu quả

Nguyễn Văn Trọng (tân sinh viên Đại học Hà Hoa Tiên) tiếc nuối: “Mình rất thích học khối C nhưng bị cả nhà phản đối và bắt buộc học khối A. Kì thi đại học vừa rồi mình đăng kí thi cả 2 trường, khối A và khối C. Mĩnh đã dồn nhiều thời gian để ôn thêm khối C nhưng cuối cùng không đủ điểm cả 2 trường vì ôn thi khối C quá muộn. Đại học Hà Hoa Tiên chỉ là nguyện vọng 2 của mình.”

Học nhầm lớp, ngồi nhầm chỗ, các em học sinh có thể chuyển về học đúng lớp, đúng chỗ nhưng nếu học nhầm “khối”, cách giải quyết lại rất khó. Có những em học đến lớp 12 mới biết được khả năng của mình, lúc ấy chuyển khối đã quá muộn. Hay có những người chỉ đến khi vào đại học, trở thành sinh viên mới thấy được sự lựa chọn sai lầm của mình từ thời học sinh. Muốn học lại, thi lại đại học quả thực là một điều không hề đơn giản.

Bị ép buộc học không đúng khối mình thích, nhiều em học sinh tỏ ra chán nản vì dù rất cố gắng vẫn không theo kịp bạn cùng lớp. Có em còn học trong tình trạng đối phó, học theo ý bố mẹ, chứ không phải học cho mình. Có trường hợp, học sinh còn bị trầm cảm do áp lực học hành quá lớn. Cũng chính vì quá đông các thí sinh chọn thi đại học các khối tự nhiên, nên tỉ lệ chọi giữa các khối này rất cao. Nhiều em do chọn trường không đúng khả năng mà phải từ bỏ ước mơ vào đại học.

Học nhầm khối không chỉ ảnh hưởng tới riêng các em học sinh, mà còn ảnh hưởng lớn tới xã hội. Một bộ phận sinh viên sau khi ra trường sẽ không được làm việc theo đúng khả năng của mình, hoặc được đào tạo theo ngành này nhưng lại làm việc trong một lĩnh vực hoàn toàn khác. Điều này làm hao tốn chi phí đào tạo tại các trường đại học, đồng thời gây lãng phí nguồn nhân lực cho xã hội.

Hãy để cho các em được học những gì mình thích

Hiện nay, có khá nhiều ngành xã hội đang khan hiếm nguồn nhân lực. Lãnh đạo khoa Việt Nam học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, theo thống kê không chính thức, 90% các bạn SV ra trường có việc làm thu nhập tốt, đúng chuyên ngành đào tạo, trong đó nhiều nhất là làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy văn hóa, du lịch, báo chí, truyền thông.

Đầu tiên, chính các bậc phụ huynh và các em học sinh cần phải thay đổi suy nghĩ sai lầm của họ. Bởi các ngành dù là tự nhiên hay xã hội đều có những tầm quan trọng nhất định, và cần phải được phát triển một cách đồng đều. Trên thực tế, việc kiếm việc làm của các ngành xã hội không khó khăn như nhiều người tưởng. Các bậc phụ huynh hãy để cho con em được bộc lộ khả năng và chọn cho các em một ngành học, một hướng đi đúng đắn. Hãy là người dẫn dắt chứ không phải người áp đặt, đè nén, khiến các em mất đi sự thoải mái, đam mê.

Thứ hai, chính các bạn học sinh phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, mạnh dạn chuyển khối học theo đúng sở thích của mình. Bạn chỉ có thể làm việc một cách hiệu quả nhất khi ra trường nếu được làm đúng công việc mà mình mong muốn, cũng như nằm trong khả năng của mình.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải nâng cao nhận thức của các em bằng các buổi học định hướng, lắng nghe những chia sẻ, tâm sự của các em, giúp các em học sinh chọn ngành, chọn trường một cách đúng đắn nhất. Có như vậy, các em mới thành công, và chúng ta không bỏ lỡ nguồn nhân lực cần thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước một cách toàn diện.

 Minh Hải
Báo mạng điện tử K29

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN