Làm thêm sinh viên: Dễ mà khó

(Sóng Trẻ) - Sinh viên là một nguồn nhân lực dồi dào của các công việc cần nhân viên bán thời gian, hay còn được biết đến với cái tên gần gũi trong giới trẻ hiện nay là “part time”. Đi làm thêm, sinh viên phải chấp nhận được những thuận lợi và hạn chế mà công việc mang lại.

Tưởng dễ…
Hiện nay, để tìm được một công việc làm thêm cho sinh viên không phải là khó. Dạo một vòng trên mạng xã hội, có vô số các nhóm, trang giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên. Với từ khóa “Việc làm sinh viên”, có đến cả trăm kết quả hiện ra ngay lập tức.

c9cbdce4a_anh.png
Các kết quả tìm kiếm hàng đầu của từ khóa “việc làm sinh viên” trên mạng xã hội Facebook

Không chỉ trên facebook, thông tin tuyển dụng sinh viên làm thêm được dán đầy các cổng trường đại học, cao đẳng, các bến xe buýt và cả trên… cột điện. 
Các công việc được đưa ra vô cùng đa dạng. Việc làm phổ thông có giúp việc theo giờ, nhặt bóng tennis, đóng gói bánh kẹo, bán hàng, bảo vệ… Những công việc đòi hỏi cao hơn về trình độ thì có gia sư, telesales, content writer,… 
Chính vì có nhiều lựa chọn như vậy, sinh viên “cần là có” đủ loại công việc luôn trong tình trạng khát nhân lực. 
Bạn Ái Loan (sinh viên trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa) cho biết: “Mình học sư phạm tiếng Anh nên hiện tại mình nhận làm gia sư tại nhà cho những gia đình có nhu cầu. Mình biết được công việc này qua một trang rao vặt của sinh viên trong trường.”
Được chủ động về thời gian, sinh viên đi làm thêm vừa có thể kiếm thêm thu nhập trang trải việc học hành, vừa được va chạm với cuộc sống.
Loan cũng chia sẻ thêm: “Có lẽ vì mình chọn được công việc theo đúng chuyên ngành mình đang học nên mình rất hứng thú. Dạy cho các em nhỏ là lúc mình rèn được kỹ năng sư phạm của mình.”
Bạn Vũ Thị Kim Thư (sinh viên lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh – K35, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) – người đã từng trải qua hai công việc là phục vụ quán giải khát và nhà hàng chia sẻ về những niềm vui khi đi làm thêm.
Video 1

 

…Hóa khó
Tuy nhiên, không phải bạn sinh viên nào cũng tìm được công việc làm thêm đem lại sự vui vẻ như Loan. Nhiều bạn sinh viên đã phải “ngậm đắng nuốt cay” với việc làm thêm. 
Đa số việc làm thêm cho sinh viên là những công việc “phụ”, nên mức giá được trả cũng vô cùng “sinh viên”. Mỗi giờ làm thêm cho công việc bán hàng hay phục vụ có giá khoảng 10.000 – 15.000 đồng/giờ.  Với quỹ thời gian một buổi đi học, một buổi đi làm, mỗi tháng một sinh viên có thể kiếm được từ 1,5 đến 2 triệu đồng. 
Mặc dù số tiền đó không nhỏ với sinh viên, tuy nhiên để so với lượng thời gian và công sức bỏ ra, đặc biệt là những công việc bưng bê, phục vụ thì chẳng thấm tháp là bao.
Để kiếm được một khoản chi tiêu hằng tháng như vậy, nhiều bạn đã chấp nhận cắt giảm thời gian dành cho học tập. Đáng ra, khoảng thời gian nài giờ lên lớp, khi các bạn sinh viên khác dành để ôn tập, tự nghiên cứu, thì những nhân viên part time lại tất bật kiếm tiền. 
Bạn Kim Thư kể về những khó khăn khi bắt đầu công việc làm thêm của mình. 
Video 2

 

Cũng như Thư, bạn Hoàng Thanh, sinh viên trường Đại học Nội vụ chia sẻ: “ Mình đi làm ở một quán ăn, ca sáng từ 8 giờ đến 2 giờ chiều, mà mình vào học từ 1giờ chiều nên thường xuyên phải nhờ người làm hộ. Có khi không nhờ được lại phải ở lại làm xong ca mới về đi học. Nhiều hôm làm cả tối, về mệt quá là lên giường ngủ luôn.”
Nài những bất cập kể trên, sinh viên còn phải chịu vô số thiệt thòi khi đi làm. Lê Linh (Đại học Nội Vụ) kể: “Mình với chị mình trước đây có lần đã nhận dán phong bì thuê, tự bỏ tiền mua kéo với hồ. Nhận mấy trăm bì thư về miệt mài dán, đem đến người ta chê xấu không nhận hàng, mình cũng bỏ luôn.” 
Thanh cũng chia sẻ: “Có lần làm vỡ cốc, anh chủ không nói gì, mà chị chủ cằn nhằn mãi. Mình bảo chị ấy trừ vào lương. Thế là hôm đấy làm không công, mà còn bị người ta hạch họe.”
Có nhiều trường hợp, sinh viên đóng tiền môi giới xong, gọi cho chủ lẫn người môi giới đều không được, đành cắn răng mất oan mấy trăm nghìn. Các nguồn thông tin tràn lan, không kiểm chứng rõ ràng chỉ là một trong rất nhiều những cái bẫy mà kẻ xấu giăng ra để lừa những con “cừu non” đi kiếm việc làm thêm. 

Phụ huynh nghĩ gì?
Cô Lê Thị Hồng (48 tuổi – Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một phụ huynh có con gái đang là sinh viên và có đi làm thêm. Cô chia sẻ: “Cô thấy giới trẻ bây giờ đều như vậy, muốn tự lập, tự kiếm tiền, không muốn cái gì cũng xin bố mẹ nữa.  Như vậy là rất tốt, nhưng cô luôn nhắc con cô phải biết lựa chọn mục tiêu đúng, không để việc kiếm tiền chi phối việc học. Bố mẹ cho con đi làm là để nhìn đời trước tiên.”
Làm thêm là một nhu cầu chính đáng của sinh viên, nhưng làm sao dung hòa được việc làm và học để đảm bảo cả hai không phải là chuyện dễ dàng. Lựa chọn được những công việc phù hợp với bản thân là điều mà mỗi sinh viên đều mong muốn. 
Hoài Thu
ĐPT K34 A2



Nội dung box.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN