Làm thêm trên đất Nhật: “Trái ngọt được vun đắp từ sự cố gắng”
(Sóng Trẻ) - Học tập và làm việc tại Nhật Bản - một môi trường xa lạ, nghiêm túc, hẳn áp lực là điều không thể tránh. Không gia đình bên cạnh, khó khăn phải tự bản thân giải quyết, vượt qua. Một lần vấp ngã, là một lần biết tự đứng lên. Đó là cách những du học sinh Nhật Bản đang cố gắng từng ngày, để mang lại cuộc sông tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình.
Thử thách vượt qua bằng sự cố gắng
Bạn Nguyễn Trọng Quyết (21 tuổi, hiện đang theo học trường Meisei Jouhou Senmon Gakko (明生情報専門学校), chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại điện tử) chia sẻ: “Lúc đầu sang bên này, vất vả lắm ! Một phần là lệch múi giờ, chưa biết nhiều tiếng của họ. Tác phong làm việc, và cách sinh hoạt của người Nhật khác với người Việt Nam. Sau một thời gian thì mọi thứ dần đi vào quỹ đạo.”
“Đồng tiền phải bỏ mồ hôi và công sức kiếm ra thật không dễ. Vì vậy, chúng ta phải biết quý trọng nó, đừng phung phí vào những việc vô ích”
Sau khi sang đó, nhờ sự giúp đỡ của Trường học, Quyết đã được giới thiệu cho Công ty cơm hộp làm kiểm hàng và xuất hàng . Quyết cho biết: “Công ty bên đấy của Nhật, nhưng có đến hơn ba trăm công nhân Việt Nam. Đây cũng là điều may mắn cho bản thân tôi, việc tiếp xúc trở nên dễ dàng hơn hơn.”
Nước Nhật nổi tiếng với chế độ làm việc nghiêm túc, nên quy trình tuyển dụng cũng rất khắt khe. Hơn thế, sinh viên Việt Nam mới sang kinh nghiệm còn non trẻ, chưa thành thạo tiếng thì bỡ ngỡ là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, để có việc làm thêm, du học sinh Việt nói riêng hay du học sinh nước nài nói chung phải rèn luyện bản thân, đức tính nhẫn nại và chính xác của người Nhật.
Bạn Thế Nam - du học sinh tại Nhật 2 năm trải lòng: “Bên này, sinh viên Việt thường tìm những công việc không đòi hỏi phải giỏi tiếng như: phục vụ bàn, làm trong các cửa hàng tiện lợi, rửa bát,… nhưng vẫn luôn phải tuân thủ quy định chính xác về giờ giấc, và cố gắng làm việc với thái độ nhanh nhẹn, linh hoạt.”
“Xa gia đình, tự lập bên một đất nước xa lạ mới thấm thía cái vất vả của ba mẹ và càng yêu gia đình hơn”
Đứng lên sau mỗi lần vấp ngã
Một thời gian dài tại Việt Nam, nhưng không tìm ra con đường phát triển phù hợp, nhiều người đã chọn cho mình con đường sang ngang. Hy vọng, rẽ sang hướng mới sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn. Trong số đó, có không ít người đã lập gia đình nhưng vẫn quyết định đi du học để đổi mới bản thân và có tương lai tươi sáng hơn.
Anh Nguyễn An Việt (sinh năm 1988), cho biết: “Giá cả mọi thứ bên này rất đắt đỏ, nếu như ở Việt Nam một bát mì tôm chỉ dao động từ 15.000 – 30.000, thì bên Nhật một bát mỳ có giá từ 200.000 trở lên. Đồ thực phẩm khô như: mỳ tôm, bột canh,… đều hơn giá ở Việt Nam. Đắt như thế, nhưng nhiều lúc còn không có nhiều để mua. Để cải sinh hoạt, và trang trải tiền học phí thì không có cách nào là phải có việc làm thêm để phần nào đỡ được gánh nặng cho gia đình”
Anh chia sẻ thêm: “Những ngày đầu mới sang, tôi nhanh chóng tìm được việc làm thêm nhưng vì thời tiết thay đổi, khiến tôi bị sốc nhiệt và thường xuyên ốm. Tôi làm cho một công ty phụ trách việc đóng hộp và dán tem. Sau thời gian đi học, chỉ dành thời gian nghỉ ngơi khoảng hai tiếng rồi lại đi làm.”
Để có cái nhìn tổng quát hơn về công việc làm thêm của du học sinh Nhật Bản chúng ta cùng lắng nghe những trải lòng sau đây:
Những nụ cười hạnh phúc
Đường đời không bao giờ là thiếu thử thách, và khó khăn. Nó không được “trải hoa hồng”, ngược lại rất nhiều “gai’. Chính vì vậy, không chỉ những du học sinh Nhật Bản phải cố gắng, mà tất cả mọi người đều phải tô luyện bản thân để tự tin đi đến đích cuối cùng của “con đường gai”.
Anh Hoàng Dũng (30 tuổi) đúc rút kinh nghiệm sau những năm học tập và làm việc tại Nhật Bản: “Ở đời không ai cho không ai điều gì. Mọi thành công, quả ngọt sau này chúng ta được nhận tùy thuộc vào quá trình rèn luyện và tích lũy lâu dài. Để rồi sau này, từ từ mỉm cười nhìn lại quá khứ, bản thân đã vượt qua bao nhiêu trái đắng để có được tương lai tốt đẹp đó gọi là hạnh phúc viên mãn".
“Thưởng thức những thành quả do mình cố gắng tạo nên là điều tuyệt với nhất”
Vũ Ngọc
(Nguồn ảnh: NVCC)
Cùng chuyên mục
Bình luận